Phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp grap (Trang 66 - 67)

3.3.1. Chọn trƣờng, lớp và HS thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT của tỉnh Thái Nguyên (THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Đồng Hỷ, THPT Võ Nhai). Ở mỗi trường chúng tôi chọn hai lớp để thực nghiệm: Một lớp ĐC và một lớp TN tương đối đồng đều nhau về số lượng cũng như chất lượng (dựa vào kết quả khảo sát và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm). Nhóm TN gồm 3 lớp với tổng số 130 HS được học các bài trong phần SHTB theo phương pháp grap. Nhóm ĐC gồm 3 lớp với tổng số 132 HS được học các bài trong phần SHTB một cách bình thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

3.3.2. Chọn GV thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi chọn các GV có kinh nghiệm trong giảng dạy để dạy các lớp TN ở các trường, trao đổi và thống nhất với GV về giáo án các bài dạy. Lớp ĐC ở mỗi trường dạymột cách bình thường.

3.3.3. Bố trí thực nghiệm

Thực nghiệm chính thức: được tiến hành đối chứng song song gồm 2 khối lớp TN và ĐC. Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm vào năm học 2007 – 2008 (từ cuối tháng 10 năm 2007 đến giữa tháng 01 năm 2008).

Cuối giờ học của bài 4, bài 7 và bài 9; chúng tôi tiến hành cho HS 2 lớp làm bài kiểm tra kết quả học tập. Phân tích số liệu thu được để đánh giá khả năng hiểu bài của HS.

Thực nghiệm kiểm tra độ bền kiến thức: sau bài “Tế bào nhân thực” có 1 bài kiểm tra 45 phút theo phân phối chương trình. Số liệu thu được là cơ sở đánh giá độ bền kiến thức của 2 khối lớp TN và ĐC.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp grap (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)