TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI ĐỒNG RUỘNG (THIÊN

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẦN XÃ THỰC VẬT (Trang 47 - 48)

NHIÊN)

Nội dung và cách tiến hành tổng hợp tư liệu phụ thuộc hoàn toàn từ mục tiêu nghiên cứu. Sau đây sẽ chỉ đề cập đến một số vấn đề phục vụ cho nghiên cứu quần xã (cho cả 2 chương).

1. Cần xác định tỉ lệ loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hạt trong quần xã. 2. Cần xác định trong quần xã và trong từng phần số lượng loài theo từng kiểu sinh sản sinh dưỡng (số loài và số lượng cá thể).

3. Khi nghiên cứu các quần xã khác nhau, thuộc các quần hệ khác nhau, đặc biệt trong các đời thực bì khác nhau sẽ có được tư liệu rất quý.

- Cần làm rõ đặc điểm sinh sản sinh dưỡng của loài nào đó trong các quần xã khác nhau, quần hệ khác nhau phụ thuộc vào cái gì là chính, xu hướng biến đổi của nó, khi có sự tác động của con người thì sẽ biến đổi ra sao.

- Xác định quy luật về quan hệ số lượng của các loài trong sinh sản sinh dưỡng, trong điều kiện nào, quần xã nào sẽ có hình thức sinh sản gì. Thí dụ độ xốp đất, độ ẩm đất khác nhau sẽ có hình thức sinh sản gì ; độ phì, độ chua, kiểu thảm thực vật...

4. Đặc điểm sinh sản sinh dưỡng cần được sử dụng rộng rãi trong phân chia dạng sống của thực vật.

Chương 5

XÁC ĐỊNH TUI CA CÂY G

VÀ CA CÁC LOÀI TRONG QUN XÃ

Khi nghiên cứu thảm thực vật rừng thường cần phải biết tuổi của cây gỗ, trong nhiều trường hợp tuổi cây gỗ có thể xác định được, nhiều trường hợp khó hay không thật chính xác, đặc biệt là cây gỗ vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Tuổi cây gỗ không nên xác định theo chiều cao hay theo bề dày của thân, cũng như sự phát triển của tán, vì chiều cao, vòng thân, tán rộng không chỉ liên quan tới tăng trưởng hằng năm mà còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, độ khép tán của thảm.

Thông thường, người ta xác định tuổi theo vòng năm hay lớp tăng trưởng trên bề mặt cắt ngang thân. Ngoài ra, cũng có những phương pháp xác định khác như theo số lượng vòng tăng trưởng thân, theo chiều cao, theo đặc điểm của vỏ.

Một phần của tài liệu CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẦN XÃ THỰC VẬT (Trang 47 - 48)