Thực trạng quản lý các Tổ chức Khoa học Công nghệ ở địa phương hiện nay:

Một phần của tài liệu tiểu luận ''''''''''''''''''''''''''''''''hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ việt nam tại việt nam hiện nay'''''''''''''''''''''''''''''''' (Trang 27 - 32)

I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT

4. Thực trạng quản lý các Tổ chức Khoa học Công nghệ ở địa phương hiện nay:

nay:

-Về việc quản lý các Tổ chức Khoa học Công nghệ ở địa phương hiện nay chủ yếu được thực hiện theo Nghị định 35/HĐBT ngày 28 tháng 01 năm 1992; về công tác quản lý khoa học và công nghệ của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư 02/2010/TT-BKHCN, ngày 18 tháng 3 năm 2010; hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ và theo Hiến pháp cùng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

-Theo Thông tư 02/2010/TT-BKHCN, ngày 18 tháng 3 năm 2010; hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ; thì:

“1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh theo thẩm quyền.

b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh theo các nội dung đã ghi trong Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận hoạt động do Sở Khoa học và Công nghệ cấp, xử lý và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả công tác cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức khoa học và công nghệ, Giấy chứng nhận hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh theo định kỳ (vào tháng 11 hàng năm) hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện việc công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ các danh mục sau:

- Danh mục các tổ chức khoa học và công nghệ có Giấy chứng nhận còn hiệu lực, xoá tên khỏi danh mục các tổ chức khoa học và công nghệ bị thu hồi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.

- Danh mục các văn phòng đại diện, chi nhánh có Giấy chứng nhận hoạt động còn hiệu lực, xoá tên khỏi danh mục các các văn phòng đại diện, chi nhánh bị thu hồi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận hoạt động.

+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ:

a) Ban hành hoặc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư này.

b) Quản lý tổ chức khoa học và công nghệ theo thẩm quyền.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ khi có vi phạm trong hoạt động theo quy định của pháp luật.

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động.

b) Đăng bố cáo thành lập và đăng ký hoạt động trên các báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương nơi đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp; gửi giấy biên nhận đã đăng bố cáo này cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.

c) Treo biển hiệu của tổ chức khoa học và công nghệ (hoặc của văn phòng đại diện, chi nhánh) tại trụ sở chính (hoặc trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh) chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận (hoặc Giấy chứng nhận hoạt động). Biển hiệu phải có kích thước tối thiểu là 30cm x 50cm.

d) Thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình hoạt động hàng năm hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận; Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ có văn phòng đại diện, chi nhánh, phải đồng thời gửi báo cáo tới Sở Khoa học và Công nghệ nơi đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho văn phòng đại diện, chi nhánh. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư này.

đ) Hoạt động đúng lĩnh vực khoa học và công nghệ theo Giấy chứng nhận đã được cấp; Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định.

e) Đối với các hoạt động trong ngành, nghề, lĩnh vực có điều kiện, trước khi tiến hành phải được sự cho phép bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với ngành, nghề, lĩnh vực đó.

g) Đối với một số loại tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực mà điều kiện thành lập đã được quy định tại văn bản do cơ quan có thẩm quyền cao hơn ban hành (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) thì áp dụng quy định tại các văn bản đó.”

- Thực tiễn: Việc quản lý các Tổ chức Khoa học Công nghệ ở địa phương hiện nay; có những ưu, hạn chế sau:

+Ưu điểm:

Đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý. +Hạn chế:

Các cơ quan quản lý còn rất lúng túng, bị động trong vấn đề quản lý các Tổ chức Khoa học – Công nghệ của địa phương mình.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN CẤP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Như vậy phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định như đã nêu ở trên; đề hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ Việt Nam ở Việt Nam hiện nay; thì cần khắc phục được những hạn chế đó và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này của Nhà nước; sau đây là một số giải pháp nhắm hoàn thiện vấn đề này:

I.XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM:

-Cần cải cách, củng cố, đổi mới, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quản lý nhà nước về tổ

chức phi chính phủ Việt Nam; cần thiết có thể nâng các văn bản quy phạm pháp luật đó lên thành các Luật, để đạt hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội,…

-Trong các văn bản quy phạm pháp luật hay Luật đó cần quy định cụ thể, rõ ràng:

+Khái niệm về các tổ chức phi chính phủ Việt Nam cụ thể; xác định rõ đối tượng điều chỉnh.

+Phải thể hiện rõ nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tài chính của các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

+Bảo đảm quyền lập các tổ chức xã hội của công dân Việt Nam. +Quy định rõ điều kiện để thành lập.

+Đơn giản hóa thủ tục hồ sơ cũng như thủ tục đăng ký. +Phân tích rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức.

+Xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp bao gồm: Cơ quan thẩm quyền được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý tổ chức. Cơ quan thẩm quyền của Chính phủ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Uỷ ban nhân dân các cấp.

+Quy định rõ việc xử lý vi phạm.

+Quy định cụ thể việc quản lý tài chính của tổ chức.

+Quy định các điều kiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thê.

+Đối với các bộ, ngành, địa phương cần phải xem xét sự cần thiết về việc thành lập các tổ chức phi chính phủ Việt Nam có phạm vi hoạt đọng toàn quốc và liên tỉnh; có ý kiến vơí cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra quyết định thành lập.

II.ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỚI QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC:

-Có thể nói, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, trong đó có chính sách và pháp luật về tổ chức phi chính phủ Việt Nam nói riêng, đều có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau; bởi vì; chính sách về tổ chức phi chính phủ Việt Nam của Đảng và Nàh nước chỉ được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi chính sách đó được xác lập, quy định dưới hình thức pháp luật nhất định. Việc xác lập dưới một hình thức pháp luật nhất định của chính sách chỉ được bảo đảm và thực hiện trên thực tế bởi một có chế pháp luật thích hợp.

Tức là cần đảm bảo thống nhất sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước để hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam.

-Muốn vậy cần có sự đổi mới sau:

+Thường xuyên khảo sát, tổng kết, đánh giá hiệu lực và hiệu quả của các chính sách đã có, từ đó, xưm xét tổng thể tác dụng của các chính sách đó đối với việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đát nước trong thực tế.

+Huy động sự tham gia của bản thân các tổ chức, các chuyên gia hoạt động xã hội, đặc biệt là những người nghiên cứu sâu về tổ chức phi chính phủ, các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở.

+Xác định rõ thẩm quyền soạn thảo và ban hành chính sách.

Một phần của tài liệu tiểu luận ''''''''''''''''''''''''''''''''hoàn thiện phân cấp trong quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ việt nam tại việt nam hiện nay'''''''''''''''''''''''''''''''' (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w