TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Một phần của tài liệu định hướng phát triển & các biện pháp thúc đẩy TTSP & tăng doanh thu tiêu thụ tại Cty Vật tư –Vận tải – Xi măng (Trang 27 - 28)

3.1. Định hướng phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian tới

Trong những năm qua, ngành hàng TCMN của Việt Nam đã cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm truyền thống thỏa mãn nhu cầu trong và ngoài nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời với việc chú trọng ổn định vị trí của mình trên các thị trường lớn. Một thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu là Hiệp hội xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam được thành lập vào ngày 2/4/2007. Đến nay, hiệp hội đã đóng góp đáng kể trong việc quảng bá sản phẩm TCMN của Việt Nam trên thị trường thế giới và đang khẩn trương hoàn thiện đề án xúc tiến thương mại để trình lên cục xúc tiến thương mại – Bộ công thương. Từ quý II đến quý IV năm 2010, hiệp hội sẽ phối hợp với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các thành viên tham dự nhiều chương trình xúc tiến khác. Trong giai đoạn tới, Hiệp hội TCMN Việt Nam sẽ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực trên cơ sở các nhu cầu thực tế và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp hội viên trên cơ sở các thị trường mục tiêu được định hướng rõ ràng, đồng thời phối hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, từ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến xúc

tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.

Không chỉ có hiệp hội, chính phủ cũng rất chú trọng tới việc phát triển ngành hàng TCMN thông qua việc đưa ra nhiều dự án, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành hàng này như các dự án phát triển làng nghề, quy hoạch làng nghề, các gói hỗ trợ lãi suất cho các hộ nghề và doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành hàng TCMN sẽ được kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch, một ngành đang phát triển mạnh ở Việt Nam.

Mục tiêu phấn đấu của xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam 2010 là đạt 1,5 tỷ USD, được đưa ra trong “ Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010”. Dự báo đến hết năm 2010, tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm trong nước của các làng nghề như: Hà Nội chiếm tỷ trọng khoản 26-30%, thị trường Tp Hồ Chí Minh chiếm 23-25%, Hải Phòng chiếm 8-10%, Đà Nẵng chiếm 6-7%, các điạ phương khác chiếm 32-35%.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển & các biện pháp thúc đẩy TTSP & tăng doanh thu tiêu thụ tại Cty Vật tư –Vận tải – Xi măng (Trang 27 - 28)