BÀI 16 TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh 12 (Trang 48 - 50)

4. Tạo giống nhờ công nghệ gen

BÀI 16 TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN

Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường

A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.

B. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma. C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.

D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 2: Trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra

theo quy trình nào?

A. Chuyển ADN ra khỏi tế bào cho → tách plasmit ra khỏi tế bào nhậnvi khuẩn → cắt ADN vừa tách những đoạn (gen) cần thiết và cắt plasmit.

B. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết → tách gen vừa cắt và plasmit ra khỏi tế bào cho và tế bào vi khuẩn → nối gen vừa tách vào plasmit.

C. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết và cắt mở vòng plasmit →

chuyển gen và plasmit vừa cắt vào tế bào nhận → trong tế bào nhận, gen vừa cắt được nối vào plasmit mở vòng nhờ enzim nối.

D. Tách ADN của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn → cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết → nối gen vừa cắt vào ADN của plasmit đã mở vòng.

Câu 3: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên

tắc bổ sung nhờ enzim

A. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.

C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.

Câu 4: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các

đoạn ngắn là

A. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.

C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.

Câu 5: Enzim giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tác dụng gì?

A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B. Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định.

C. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định. D. Nối đoạn gen cho vào plasmit.

Câu 6: Hai enzim dùng để cắt ADN của tế bào cho và plasmit (restrictaza) phải là hai enzim

A. đồng vị. B. cùng loại. C. khác loại. D. cùng chức năng.

Câu 7: Mục đích của việc sử dụng cùng một loại enzim giới hạn để cắt plasmit và ADN tế bào cho là

A. tiết kiệm enzim. B. tạo ra các đầu dính bổ sung. C. dễ tiến hành thí nghiệm. D. thao tác kĩ thuật nhanh.

Câu 8: Tại sao nói enzim giới hạn là những “con dao cắt phân tử” cực kì hữu hiệu?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ.

B. Vì chúng có khả năng cắt đặc hiệu trên ADN. C. Vì chúng có khả năng phân giải ADN.

D. Vì chúng có khả năng cắt và nối đặc hiệu trên ADN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 9: Trong kĩ thuật chuyển gen người ta thường dùng thể truyền là

A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. plasmit và vi khuẩn. C. thực khuẩn thể và plasmit. D. plasmit và nấm men.

Câu 10: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì

A. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui được vào tế bào nhận.

B. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.

C. nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận. D. nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.

Câu 11: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là

A. tế bào động vật. B. vi khuẩn E.coli. C. tế bào thực vật. D. tế bào người.

Câu 12: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?

A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận. B. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn. C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit. D. Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.

Câu 13: Đặc điểm quan trọng của plasmit để được chọn làm vật liệu chuyển gen là gì?

A. Gồm 8000 đến 200000 cặp nuclêôtit.

B. Có khả năng nhân đôi độc lập đối với hệ gen của tế bào. C. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ.

D. Dễ đứt và dế nối.

Câu 14: Trong kĩ thuật chuyển gen, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản

phẩm sinh học là

A. tế bào động vật. B. vi khuẩn E.coli. C. tế bào thực vật. D. tế bào người.

Câu 15: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng

A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. thích nghi cao với môi trường. C. dễ phát sinh biến dị. D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.

Câu 16: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây?

A. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo. B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. Kĩ thuật xử lí enzim. D. Kĩ thuật xử lí màng tế bào.

Câu 17: Nội dung không đúng về điểm khác nhau giữa kĩ thuật chuyển gen dùng plasmit làm thể

truyền và kĩ thuật chuyển gen dùng virut làm thể truyền là A. thể nhận đều là vi khuẩn E.coli.

B. virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.

C. sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong ở tế bào chất. D. chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại vi rirut nhất định.

Câu 18: Đoạn gen của tế bào cho được vận chuyển bằng thể thực khuẩn thường được gắn vào vị trí

nào trong tế bào E.coli?

A. Plasmit. B. NST vi khuẩn. C. trong tế bào chất. D. không xác định được.

Câu 19: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành

công? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết. B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.

C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất. D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 20: Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã

làm được điều gì có lợi cho con người?

A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người. B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người.

C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.

D. Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người.

Câu 21: Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn penicillium sp vào vi khuẩn E.coli, người

ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh?

A. Tăng sản lượng chất kháng sinh. B. Nâng cao chất lượng sản phẩm. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Rút ngắn thời gian sản xuất.

Câu 22: Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyển gen?

A. Chuyển gen giữa các loài khác nhau. B. Tạo ưu thế lai.

C. Sản xuất insulin.

D. Sản xuất trên quy mô công nghiệp các sản phẩm công nghiệp.

Câu 23: Các thành tựu nổi bật của kĩ thuật chuyển gen là

A. tạo nhiều loài vật nuôi, cây trồng biến đổi gen.

B. sản xuất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen ở quy mô công nghiệp. C. tạo nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh.

D. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng.

Câu 24: Ưu thế nổi bật của kĩ thuật chuyển gen so với các phương pháp lai truyền thống khác là gì?

A. Dễ thực hiện, thao tác nhanh, ít tốn thời gian.

B. Tổng hợp được các phân tử ADN lai giữa loài này và loài khác. C. Sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.

D. Lai giữa các loài xa nhau trong hệ thống phân loại không giao phối được.

Câu 25: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng

của

A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật vi sinh.

Câu 26: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?

A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

B. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen. C. Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó.

D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.

Câu 27: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học nhờ vi khuẩn.

B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

C. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc. D. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

Câu 28: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A. Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia. D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.

Câu 29: Thành quả không phải của công nghệ gen là

A. tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi, cây trồng. B. cấy được gen của động vật vào thực vật.

C. cấy được gen của người vào vi sinh vật.

D. tạo được chủng penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu.

Câu 30: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của

A. dùng kĩ thuật vi tiêm. B. kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit. C. lai tế bào xôma. D. gây đột biến nhân tạo.

Một phần của tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh 12 (Trang 48 - 50)