Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN doc (Trang 29 - 32)

- 25/07/2011: Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody đã hạ 3 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp

4. Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng

- Chính phủ các quốc gia cũng như Ban điều hành Liên minh Châu Âu và khu vực Eurozone cần phải có những động thái nhanh hơn trong việc đề ra biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công.

- Không tiếp tục mở rộng EU và khu vực Eurozone khi các quốc gia chưa áp dụng nghiêm ngặt các điều kiện đặt ra về tỷ lệ nợ công trên GDP, lạm phát, bội chi ngân sách.

- Phải trừng phạt nghiêm khắc những quốc gia vi phạm Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của EU

Kết luận:

Rõ ràng, nợ công đang trở thành một vấn nạn không chỉ đối với EU mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Khi khủng hoảng nợ dâng cao sẽ đẩy nhiều quốc gia EU đến những biến động chính trị - xã hội hết sức nóng bỏng.

Thông qua những vấn đề về nợ công hiện nay đã đề cập ở trên, có thể rút ra một sốđiều sau đây :

Thứ nhất, nợ công không chỉ là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển. So khoản nợ công với GDP, hiện nay, gánh trên vai gánh nặng nợ công lớn nhất là các nền kinh tế phát triển, trong đó, khu vực đồng Euro đang đứng trước những thử thách to lớn khi Hy Lạp phải viện đến gói cứu trợ của EU và IMF để

tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Thứ hai, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, “thắt lưng buộc bụng” lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất

những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.

Thứ ba, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ

tăng trưởng, thậm chí có thểđẩy nền kinh tế vào “khủng hoảng kép”. Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đềđặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều.

Thứ tư, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.

Thứ năm, việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ công là hết sức quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích “thực chất” nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ

tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng “sức khỏe” nói chung của nền kinh tế; lượng dự trữ quốc gia…

Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và “thực chất” nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã

hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tếđến bên bờ vực phá sản. Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó

được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả

năng trả nợ thế nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách – “thắt lưng buộc bụng” – tác động tiêu cực đến tăng trưởng…

Với các bức tranh nợ công nêu trên, có thể khẳng định mỗi nước dù ở mức độ

nào cũng liên quan đến nợ công và nợ công vẫn thực sự cần thiết cho mọi nền kinh tế, cho mọi quốc gia. Điều quan trọng cần bàn đó là qui mô nền kinh tế như thế nào thì có khả năng hấp thụ nguồn tín dụng tương ứng. Hiện tại thế giới chưa có công thức chuẩn xác cho mọi trường hợp nợ công và như vậy nợ công vẫn là câu chuyện dài, vì lẽ đó mỗi quốc gia cần nhận thức và xử lý các vấn đề phát sinh từ nợ công cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nợ công và những vấn đề cần bàn thêm – T.S Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thảo Phương. 2. http://viettinnhanh.net/News/Kinhte/Trongnuoc/2011/08/1969/Ky-2-Thuc- trang-no-cong-tai-Viet-Nam.aspx 3. http://phaply.net.vn/chuyen-de-cuoi-thang/cat-giam-dau-tu-cong-khong- de.html 4. http://tamnhin.net/Tuvan/15515/Cat-giam-dau-tu-cong-Khong-khach-quan- do-loi-ich-cuc-bo.html 5. http://www.mpi.gov.vn/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_previe w?p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mpi.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fp ortal%2Fbkhdt%2F1361463&p_itemid=23937503&p_siteid=41&p_persid=3 53618&p_language=us 6. Phạm Quốc Trụ, Khủng hoảng nợ công, http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=9337

7. Phạm Thị Thanh Bình, Nợ công Hy Lạp – nguyên nhân và bản chất. Tạp chí

điện tử http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30671&c n_id=452967 8. Những mốc chính của khủng hoảng nợ châu Âu, http://dantri.com.vn/c76/s76-402058/nhung-moc-chinh-cua-khung-hoang-no- chau-au.htm 9. http://vominhtap.blogspot.com/2011/04/lien-minh-chau-au-voi-cuoc-khung- hoang.htm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI:TÁI CẤU TRÚC ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VN doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)