Những tồn tại của ngành CBRQ.

Một phần của tài liệu CN chế biến rau quả (Trang 27 - 35)

I/ THỰC TRẠNG.

2/Những tồn tại của ngành CBRQ.

Thứ nhất là về vấn đề tiêu thụ các loại sản phẩm rau quả trong nước và xuất khẩu. Trái với tốc độ tăng nhanh diện tích và sản lượng rau quả hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm rau quả gặp rất nhiều khó khăn và ách tắc. Rau quả Việt Nam xuất khẩu rất khó khăn, năm 1998 cả nước chỉ mới xuất khẩu được dưới 10.000 tấn, mới bằng 0,25% sản lượng rau quả sản xuất trong nước. Các năm

1999-2000 xuất khẩu trái cây có tăng song sản lượng xuất khẩu còn nhỏ bé. Rau quả Việt Nam không chỉ ách tắc trong xuất khẩu mà tiêu thụ cũng rất khó khăn ở thị trường nội địa và rất khó cạnh tranh với các loại rau quả cùng loại, nhất là các loại trái cây nhập khẩu. Theo tổng cục hải quan, chỉ tính riêng nguồn nhập khẩu chính ngạch, hiện mỗi năm nước ta nhập khẩu từ 20.000 đến 30.000 tấn trái cây tươi, đấy là chưa kể các loại rau quả đã qua chế biến. Ngoài ra hàng năm nguồn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch vào nước ta có khối lượng khá lớn. Riêng lượng ngoại tệ để nhập khẩu trái cây chính ngạch hàng năm ước tính tới 13-15 triệu USD/năm. Mặc dù Việt Nam là "vựa" rau quả và hoa tươi các loại có chất lượng và giá trị thương phẩm cao, tuy nhiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang đi trên con đường hẹp, khâu thực hiện đang lúng túng và tốc độ tăng trưởng chậm chạp. Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả (tính cả hạt tiêu) đạt 328 triệu USD/năm, chỉ đạt 32,8% chỉ tiêu đề ra cho năm 2010. Thậm chí trong hai năm 2002 và 2003 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này còn có xu hướng giảm. Tiêu thụ rau quả trong thời gian qua chủ yếu là nội tiêu và dưới dạng tươi, chỉ mới có 7% lượng rau quả được xuất khẩu. Đến thời điểm này, Việt Nam không có thị trường xuất khẩu trái cây mà chủ yếu là buôn chuyến; thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến trái cây rất hạn chế, nhất là thị trường thế giới. Hệ thống phân phối rau quả Việt Nam bị đánh giá là manh mún và tự phát. Thông thường, nông dân sau khi thu hoạch rau quả xong, sẽ có một lực lượng rất đông các thương lái tới thu gom. Thương lái bán cho các nhà bán buôn và những người này chuyển lại cho các hộ bán lẻ để phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng. Việc vận chuyển rau quả cũng rất tuỳ tiện và cẩu thả. Đa số sản phẩm rau quả

của Việt Nam được vận chuyển trên những phương tiện kém chất lượng như xe máy cũ, xe thồ... Theo tính toán của các nhà khoa học, từ lúc nông dân thu hoạch cho tới khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, tổng hao hụt ước tính lên tới 1050% khối lượng sản phẩm.Hao hụt này cũng đã ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trái cây đã giảm mạnh trong vòng 4 năm qua, từ gần 330 triệu USD vào năm 2001 xuống còn hơn 178 triệu USD vào năm 2004, và còn có thể tiếp tục giảm trong năm nay. Vấn đề thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam nói chung, trong đó có mặt hàng rau quả cần được phát triển trong một môi trường Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ và đang hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Nước ta rất phong phú về chủng loại trái cây, trong đó có rất nhiều giống có chất lượng cao và hương vị đặc biệt. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa xuất khẩu được bằng con đường chính ngạch như một số nước quanh ta. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho từng chủng loại trái cây. Ta chưa có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thế giới (trừ thương hiệu bưởi Năm Roi của Công ty Hoàng Gia tỉnh Vĩnh Long). Vì chưa có thương hiệu nên các nước láng giềng đã chiếm ưu thế một số loại trái cây như xoài, sầu riêng, cam, quýt, mận. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta phải chọn một số chủng loại trái cây có ưu thế và khả năng cạnh tranh để đầu tư các khâu kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và chiến lược xúc tiến thương mại, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm thị phần trên thế giới. Vài năm gần đây kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam liên tục giảm. Dự kiến cả năm 2004, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 120 triệu USD, giảm tới 31,5 triệu USD so với năm 2003. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, rau quả

Việt Nam có chất lượng không đồng đều, do sản xuất phân tán, chủng loại không ổn định và mang tính thời vụ; vấn đề thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập. Tại các khu vực sản xuất nguyên liệu tập trung cho chế biến công nghiệp, năng suất, chất lượng rau quả còn thấp và sản lượng không đáp ứng đủ so với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó ới nhiều lợi thế trong sản xuẩt rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng, Việt Nam đã xuất khẩu được nhiều loại rau quả tươi cũng như chế biến sang hơn 50 nước trên thế giới nhưng Việt Nam chưa hình thành được các mặt hàng chủ lực, có địa vị thống trị trên thị trường như dứa của Thái Lan, chuối của Philippine, rau tươi và rau chế biến của Trung Quốc. Thị phần của hầu hết các mặt hàng rau quả Việt Nam còn ở mức rất hạn chế, không tạo được tác động chi phối đến thị trường thế giới. Thị phần của một số nước châu Á trên thị trường rau quả thế giới giai đoạn 1997-2001

Việt Nam Trung Quốc Thái Lan Indonesia Ấn Độ

Quả tươi 4,8 2,6 32,6 2,7

Quả khô 5,8 10,6 18,3 1,6

Dứa hộp 0,9 3,4 45,2 11,5

Nấm hộp 1,2 52,0 1,7 7,4 1,1

Nguyên nhân của tình trạng đó là tuy đã có những tiến bộ nhất định khả năng mở rộng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường những nước lân cận như Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả tươi sang các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản còn gặp nhiều trở ngại về công nghệ bảo quản và chế biến cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về hàng nhập khẩu của các thị trường này. Với thị trường Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị

trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các nước ASEAN cũng là những thị trường xuất khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam, trong đó Singapore, Malaysia và Indonesia nhập khẩu 1-2 triệu USD/năm. Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới. Thị trường Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận

lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể. Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau qảu từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh.

Thứ hai là những hạn chế về vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành CNCB. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện hầu hết các nhà máy chế biến rau quả mới sử dụng khoảng 20 - 30% công suất thiết kế, cao nhất khoảng 50% công suất (như nhà máy Đồng Giao), thấp nhất là nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng mới đạt 15% công suất. Nhiều nhà máy đang trong tình trạng hết sức khó khăn do thiếu nguyên liệu như nhà máy chế biến quả Bắc Giang, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, chế biến cà chua Hải Phòng... Hiện tại các vùng nguyên liệu chủ yếu do dân bỏ vốn trong khi yêu cầu vốn trồng mới từ khai hoang, làm đất, giống, chăm sóc... rất lớn, có khi lên tới 50 triệu đồng/ha (như trồng dứa Cayen), bình quân chung khoảng 30 triệu đồng/ha, vượt quá sức dân và làm hạn chế phát triển vùng nguyên liệu. Nhiều khi doanh nghiệp đầu tư ứng trước vốn cho dân trồng, khi có sản phẩm vì lợi íchấtrước mắt, nông dân không bán cho nhà máy mà bán ra ngoài, doanh nghiệp không thu được vốn trả nợ

ngân hàng dẫn đến thua lỗ. Mặt khác việc xác định quy mô, địa điểm một số cơ sở chế biến không xuất phát từ tính đặc thù của sản xuất rau quả chủ yếu do hộ gia đình với mức ruộng đất thấp, phân tán, thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu trước khi xác định công suất nhà máy nên nếu có chính sách tốt cũng khó đáp ứng đủ nguyên liệu... Tất cả các khó khăn này đã đội giá thành sản phẩm lên cao khiến sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam không cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại. Tình trạng canh tác manh mún ( gần 80 triệu mảnh ruộng nhỏ, nghĩa làbình quân mỗi hộ canh tác từ 5 đến 10 mảnh rải rác trên các vùng đất, hạng đất khác nhau, thậm chí cá biệt có hộ có tới 30 mảnh ) đang cản trở quá trình sản xuất hàng hoá. Làm cho vùng nguyên liệu không thể tập trung được, các loại nguyên liệu thì phân tán, có nhiều loại, chất lượng chưa cao nên không thể đáp ứng được nhu cầu cho các nhà máy chế biến rau quả, hiện nay đa phần các nhà máy phải thu mua hay nói đúng hơn là thu gom các loại rau quả từ từng hộ dân riêng lẻ để phuc vụ cho công tác chế biến. Mặt khác các loại rau quả sau khi chế biến do không được áp dụng các biện pháp bảo quản tốt cho nên khi đến được nhà máy chế biến thì chất lượng và số lượng đã giảm sút đáng kể. Theo tính toán của các nhà khoa hoc thì lượng rau quả hao hụt sau khi thu hoạch có thể tới 25-30%.

Thứ ba ta xét đến thực trạng của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến rau quả hiện nay của Việt Nam. Có một thực tế là các cơ sở chế biến phát triển nhanh nhưng ít gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Các chủ dự án hầu như chỉ quan tâm nhiều đến xây dựng nhà máy nên tốc độ phát triển nguyên liệu thường chậm và đi sau, hiệu suất sử dụng công suất rất thấp, sản xuất kinh doanh của nhà máy khó khăn, thậm chí thua lỗ, không trả được vốn. Việc phát

triển nhanh diện tích rau, quả và hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến trong những năm qua không theo quy hoạch thống nhất, phát sinh vùng sản xuất tập trung dư thừa nguyên liệu, khó tiêu thụ trong khi các nhà máy lại thiếu nguyên liệu trầm trọng. Các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đã hình thành như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), mận Tam Hoa (Bắc Hà), nhãn lồng (Hưng Yên), xoài Tiền Giang... lại thiếu vắng các cơ sở công nghiệp chế biến, gây khó khăn lớn trong mùa thu hoạch sản phẩm. Phần lớn trong số hơn 70 cơ sở chế biến rau quả (có tổng công suất 200.000 tấn/năm) có trang bị kỹ thuật lạc hậu, cũ kỹ, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng. Số còn lại được xây dựng mới, công suất lớn, công nghệ tiên tiến nhưng thiếu nguyên liệu và hiệu quả không cao.

Thứ tư là về vấn đề thương hiệu cho rau quả Việt Nam: Có đến trên 90% các mặt hàng XK là hàng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Vì thế, trên thị trường quốc tế, hầu như người tiêu dùng chưa có khái niệm hàng hóa mang thương hiệu VN. Người trực tiếp sản xuất kinh doanh nông sản nước ta phải chịu bán giá thấp, trong khi người tiêu dùng lại phải chịu giá cao. Hơn thế, có một số nhãn hiệu hàng hóa VN có chất lượng cao đã bị các DN nước ngoài khai thác.Sản phẩm trái cây của VN cũng nằm trong sự thua thiệt đó. Nước ta có chủng loại trái cây rất phong phú, có chất lượng cao và hương vị đặc biệt: thanh long, dừa, chuối, mãng cầu, nho, ổi, cheri, vú sữa, hồng, mít, măng cụt, chôm chôm, bưởi... Nhưng chưa XK được bằng con đường chính ngạch. Chính vì vậy không có thương hiệu riêng cho từng chủng loại trái cây trên thị trường thế giới (trừ duy nhất thương hiệu bưởi Năm Roi do Cty Hoàng

Gia của Vĩnh Long đăng ký) nên các quốc gia lân cận đã chiếm ưu thế một số loại trái cây mà nguồn cung ứng của nước ta rất dồi dào.

Một phần của tài liệu CN chế biến rau quả (Trang 27 - 35)