TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH cây HOA (Trang 72 - 83)

tên là Phu lang và thường được dùng trang trí cho xe hoa và phòng cưới.

6.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NƯỚC

Cây hoa đồng tiền tên khoa học là Gerbera jamesonic Bolus, là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hoa hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn). Hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi, năm 1697 Relomen phát hiện thấy ở vùng phía Nam châu Phi (Delansia) và ông đã đưa về vườn thực vật nước Anh. Iwin Lych là người đầu tiên tiến hành lai tạo các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần hai nước này cũng trở thành trung tâm tạo giống cho đồng tiền thế giới (Đặng Văn Đông và cs, 2003).

Hiện nay công tác nghiên cứu và sản xuất hoa ở nước ngoài rất phát triển. Trình độ tạo giống sản xuất của các nước Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, Đức.... rất cao như công ty Forist của Hà Lan là công ty dẫn đầu thế giới về tạo giống, nghiên cứu, sản xuất, buôn bán hoa đồng tiền. Họ có lực lượng rất mạnh về nghiên cứu khoa học về thiết bị sản xuất đã tạo ra rất nhiều giống, sản lượng ngày càng nhiều, việc sử lý sau thu hoạch, bảo quản, đóng góp đều ở trình độ rất cao. Ở Trung Quốc ngay từ những năm 20 của thế kỷ 20 đã có sản xuất hoa đồng tiền cắt cành. Ở Mai Long Thượng Hải, nhưng do giống thoái hoá nghiêm trọng nên không phát triển được cho đến năm 1987 vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và kỹ thuật nhân giống nhanh khắc phục được tình trạng thoái hoá giống thì hoa đồng liền mới khôi phục và phát triển. Hiện nay Thượng Hải là nơi có diện tích trồng lớn nhất 35 ha, trong đó trung tâm nhân giống hoa Hà Viên Nghê ở nông trường Đông Hải đứng đầu trong sản xuất và nhân giống hoa đồng tiền. Ở Giang Tô cũng là nơi phát triển mạnh hoa đồng tiền, năm 1995 mới có trên 6.000m2, đến năm 1999 đã có tới 6 ha. Viện nghiên cứu rau, Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp

cao.

Tuy nhiên trong sản xuất hoa đồng tiền ở một số nước đang phát triển vẫn có một số biểu hiện sau:

- Tính chuyên nghiệp và quy mô sàn xuất chưa cao. Rất ít có công ty chuyên sản xuất, quy mô sản xuất thường nhỏ nên không có sản phẩm đứng đầu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ: ở Tô Châu diện tích trồng hoa Đồng Tiền lớn nhất không quá 2 ha, nhỏ thì chỉ trên 1.000m2, sản lượng hoa hàng ngày rất ít, nên phí thu hái, bao gói, vận chuyển không cân xứng, tiêu thụ tại chỗ thì thừa, bán ra ngoài thì không kinh tế nên hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó ở Colombia có hơn 100 nông trường quy mô từ 20 ha đến 30 ha, mỗi nông trường chỉ trồng 2 - 3 giống, mỗi giống 8-10 ha.

- Tổng diện tích sản xuất lớn. sản lượng ít, chất lượng kém.

Diện tích trồng trọt được mở rộng nhưng phân tán, lực lượng kỹ thuật không tập trung lại thêm thiết bị sản xuất thấp, chất lượng kém ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế. Theo thống kê năm 1996 diện tích trồng hoa của Trung Quốc là 75.000 ha, giá trị 600 triệu đơm Mỹ. Trong khi đó tại Hà Lan trồng 8017 ha giá trị sản lượng 3 tỷ 590 triệu đôla Mỹ gấp 56 lần Trung Quốc.

- Trang thiết bị trồng trọt lạc hậu, hàm lượng kỹ thuật cao ít.

Tỷ lệ thiết bị tiên tiến trong trồng trọt rất nhỏ, cách trồng cổ truyền văn chiếm ưu thế gây lên sản lượng thấp, chất lượng kém, mùa vụ sản xuất không phù hợp với nhu cầu lúc cần, khả năng cung ứng hoa quanh năm không mạnh do đó giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Nghề trồng hoa ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi nhu cầu công nghiệp hoá tựđộng hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất.

- Công tác chọn tạo giống mới chậm so với sản xuất.

Hiện nay giống trong sản xuất rất ít, đa số là giống nhập từ nước ngoài, không tự sản xuất được, các giống trồng trong sản xuất đã lạc hậu, biểu hiện ở năng suất thấp, không được tươi lâu cây dễ nhiễm sâu bệnh... Đầu tư cho cơ quan khoa học về hoa cắt rất ít nên còn rất nhiều vấn đề về chọn tạo giống, nhân giống ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất bảo quản, xử lý hoa.

- Giá thành bao gói cao.

Thời gian bảo quản hoa đồng tiền có thể dài, nhưng cành giòn, dễ gãy, việc bao gói hiện nay vấn đơn giản nên tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao.

6.2. ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC

- Thân lá: thân ngầm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân Lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15 - 450. Lá có hình lông chim, xẻ thùy

nông hoặc sâu, mặt lưng lá có lớp lông nhung.

- Rễ: thuộc loại rễ chùm, phát triển khỏe, rễ hình ống ăn ngang và nổi phía trên mặt luống, rễ thường vươn dài tương ứng với diện tích lá tỏa ra.

- Hoa: đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành một vòng hoặc vài vòng nhỏ, do sự thay đổi hình thái và mầu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa rất được chú trọng. Trong quá trình hoa nở, hoa hình lưỡi nở trước, hoa hình ống nở theo thứ tự từ ngoài vào trong, theo từng vòng một.

- Quả: quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhũ, hạt nhỏ, một gam hạt có khoảng 280 - 300 hạt (Đặng Văn Đông và cs, 2003).

6.3. NHÂN GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN

Hoa Đồng tiền có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp như: Nhân giống bằng hạt, tách cây, nuôi cấy mô. Nuôi cấy mô trong môi trường nhân tạo được dùng một cách thông dụng nhất, phương pháp này cho số lượng cây lớn, sạch bệnh, cây trồng từ nuôi cấy mô sẽ sinh trưởng phát triển tốt. Sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt. Hệ số nhân giống bằng phương pháp này rất cao, từ một bộ phận nhỏ của cây sau một thời gian ngắn có thể cho ra hàng vạn cây giống đáp ứng nhu cầu sản xuất. Do đó, đây là phương pháp nhân giống chủ yếu đối với cây hoa đồng tiền hiện nay

6.3.1. Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào

Giai đoạn 1: Tạo nguồn vật liệu khởi đầu

Việc tạo nguồn vật liệu ban đầu tốt sẽ là bước quyết định tới sự thành công của các quá trình tiếp theo. Vì vậy, để có nguồn mẫu cho quá trình nuôi cấy mô, cần phải lựa chọn các cá thể sinh trưởng phát triển tết từ những cây mẹ đã được lựa chọn. Để hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh khi đưa vào nuôi cấy ta đánh trồng chúng lên trên nền giá thể trấu hun, sau khi cây đã ổn định trở lại (2-3 tuần) khi tiến hành lấy mẫu vào nuôi cấy. Nguồn mẫu đưa vào nuôi có thể là thân, đỉnh, ngọn, cuống hoa, đế hoa, cánh hoa, lá non hoặc cuống lá non. Mẫu được lấy vào những ngày nắng ráo không có mưa.

Giai đoạn 2: Khử trùng nuôi cấy mô

Đỉnh sinh trưởng của đồng tiền ít, khi bóc tách lại dễ bị nhiễm bẩn nên thường dùng đế hoa làm nguyên liệu nuôi cấy mô. Cắt lấy nụ có đường kính khoảng lem, lấy bông thấm nước muối rửa sạch, đưa vào tủ nuôi cấy mô.

Ngâm vào cồn 0,1% trong 10 - 15 phút, lấy ra rửa sạch rồi cho vào dùng dịch clorua thuỷ ngân 0,1% tiêu độc trong 20 phút, lấy ra dùng nước sạch rửa 3-4 lần. Dùng panh và dao bóc vẩy, cắt bỏ tất cả hoa nhỏ, giữ lấy đế hoa, cắt đế hoa thành từng miếng nhỏ vuông 2-3mm. Nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 24±20C, cường độ chiếu sáng, 2000 - 3000 lux. Mỗi ngày chiếu sáng 12- 16 giờ.

Giai đoạn 3: Tái sinh chồi

Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng của mô nuôi cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu dựa vào tỷ lệ các hợp chất auxin xytokinin ngoại sinh được đưa vào môi trường nuôi cấy. Thông thường bổ sung nền MS theo tỷ lệ 1 ppm BA + 0,2 ppm KI + 0,2 ppm IAA.

Môi trường nuôi cấy đồng tiền giai đoạn đầu là:

MS + BA 4mg/l + NAA 0,2 màu + IAA 0,2 mg/l

Sau 4 tuần hình thành 1 thân mầm. Sau đó chuyển mầm vào môi trường MS + KI 5mg/l + IAA 1 mg/l, nuôi cấy tiếp.

Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh

Để tạo cây hoàn chỉnh cần cấy chuyển các chồi đồng tiền đơn lẻ hoặc các đoạn cắt vào trong môi trường tạo rễ, đó là than hoạt tính (0,3-0,5g/l) và NAA ở nồng độ thấp 0,1 - 0,5 ppm. Tuy nhiên, cũng có những giống đồng tiền khó hình thành rễ nên cần bổ sung thêm chất điều tiết sinh trưởng thực vật hay phụ gia như IAA 1ppm. Thường sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường tạo rễ, mỗi chồi đồng tiền sẽ có từ 4-6 rễ và chiều dài trung bình rễ từ 2-3cm. Lúc này cây đồng tiền đạt tiêu chuẩn đưa ra vườn ươm.

Giai đoạn 5: Đưa cây ra vườn ươm

Đây là giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh (có đủ rễ, thân, hoặc lá) từống nghiệm ra đất. Ở giai đoạn này cần phải có giá thể và chếđộ chăm sóc phù hợp. Chuyển cây con đã ra rễ, trồng trên đất nền gồm 1 phần mùn cưa + 1 phần than bùn + 1 phần xốp vụn, dùng lưới phản quang che nắng, che mưa. Điều chỉnh sao cho độẩm đất đạt 76 - 80% độẩm không khí 82-85%. Ngoài ra phải bổ sung dinh dưỡng khoáng cho cây bằng cách phun dung dịch N:P:K theo tỷ lệ 1:1: với nồng độ 1-2g/1 cho cây. Khi cây đã bám rễ trên giá thể, tiến hành phun phân bón Thiên Nông nồng độ 5 g/l, 3 ngày phun 1 lần. Sau 2- 3 tuần có thể trồng ra ruộng sản xuất.

Khi trồng trên ruộng sản xuất, thời gian đầu cây nuôi cấy mô sinh trưởng chậm hơn so với giống đồng tiền tách thân. Nhưng sau trồng 50 - 60 ngày tốc độ sinh trưởng của cây invitro (nuôi cấy mô) tăng vọt. Chu kỳ sinh trưởng kéo dài hơn và chất lượng hoa tốt hơn.

6.3.2. Nhân giống bằng hạt

Các giống đồng tiền trồng trong chậu chủ yếu được nhân bằng hạt, đồng tiền là loại cây khó tự thụ phấn. Vì vậy muốn lấy hạt nhất thiết phải thụ phấn bổ khuyết hạt đồng tiền có sức sống rất ngắn (2-3 tháng) nên thường gieo ngay sau khi thu hái. Đất gieo hạt cần phối trộn đất mùn 2 phần + than bùn một phần + cát sông một phần. Hạt không cần lấp kín hoàn toàn, chỉ rắc phủ một lớp đất mịn mỏng, sau đậy ngon giữẩm. Hạt đồng tiền ưa ánh sáng nên sau khi gieo hạt phải đưa ra ánh sáng. Thời gian gieo thích hợp gieo trong nhà vườn vào tháng 1 đến tháng 2, gieo ngoài trời thì vào tháng 3, sau đó đến vụ trồng vào chậu, đặt trong nhà lưới

6.3.3. Tách cây

Từ 1 cây nuôi cấy mô, sau một năm trồng trở ra có thể tách ra được từ 3-5 cây khác để đem trồng Việc tách cây thường thực hiện vào tháng 2-4, lúc này khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Khi tách cây đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân sao cho không bị đứt rễ và môi thân phải mang ít nhất 1-2 rễ trở lên. Chú ý sau khi dùng dao cắt, có thể nhúng chỗ vết cắt vào dung dịch IBA nồng độ 1 00ppm để tăng khả năng tái sinh của cây. Sau khi đã xử lý dung dịch ra rễ, trồng cây như với cây nuôi cấy mô nhưng phải che bớt nẫng 2 tuần để tăng tỷ lệ sống của cây.

6.4. CÁC GIỐNG HOA TRỒNG PHỔ BIẾN Ở TRONG SẢN XUẤT

Theo Đặng Văn Đông năm 2003 thì hiện nay ở nước ta có khoảng trên 30 giống hoa đồng tiền, trong đó hiện nay trong sản xuất thường trồng các giống đồng tiền do Hà Lan lai tạo, nhưng do các cơ sở của Trung Quốc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Giống Thanh Tú Giai nhân (F123)

kính 12- 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ hơn, hơi uốn cong vào phía trong Cuống hoa dài 45-50cm, lá dài màu xanh đậm. Năng suất 50- 60 hoa/khóm/năm

- Giống Thảo nguyên nhiệt đới (F125)

Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhuỵ màu trắng. Cánh hoa gồm 3 lớp, đường kính hoa từ 11-12cm. Lá ngắn, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng suất hoa cao (55-60 hoa/khóm/năm)

- Giống Kim hoa sơn

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp cánh ngoài màu vàng đỏ, nhị màu đen, đường kính hoa 13-14cm. Cuống hoa dài 40-45cm, lá hơi tròn, màu xanh đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất hoa 45-50 hoa/khóm/năm.

- Giống Yên Hưng (F160)

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ nhung, có nhiều lớp cánh xếp xít nhau, nhị màu xanh. Cuống hoa dài 50-55cm, sinh trưởng khoẻ, năng suất trung bình 50-55 hoa/khóm/năm.

Ngoài các giống trên hiện nay còn rất nhiều các giống có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tập đoàn hoa đồng liền rất phong phú.

6.5. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 6.5.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 - 250C, tuy nhiên một số giống chịu nhiệt độ cao hơn (30 - 400C) nếu nhiệt độ < 120C hoặc > 350C cây sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, dẫn đến chất lượng hoa xấu.

6.5.2. Ánh sáng

Đồng tiền là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng nhẹ, phản ứng mạnh với cường độ ánh sáng. Nắm được đặc điểm trên trong trồng trọt người ta có thể trồng Đồng tiền vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho Đồng tiền sinh trưởng tốt phục vụ mục đích thương mại.

6.5.3. Ẩm độ

Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho Đồng tiền sinh trưởng. Trồng đồng tiền nhất thiết phải có mái che trong vụ hè vì mưa to sẽ gây hỏng cây và độ ẩm cao dễ phát sinh các loại bệnh.

6.5.4. Đất

Đồng tiền không đòi hỏi khắt khe vềđất, thích hợp với đất tơi, xốp, nhiều màu, độ pH từ 6 - 6,5 phù hợp với đất thịt pha cát. Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định.

6.5.5. Chất dinh dưỡng

Các loại phân hữu cơ (phân bắc, phân chuồng, nước giải, phân vi sinh), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, B, Co…) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng của hoa Đồng tiền.

Bảng 4.2. Thành phần dinh dưỡng trong các giai đoạn của hoa đồng tiền

Thành phần dinh dưỡng Cây còn nhỏ Cây đẻ nhánh Cây ra hoa

N(%) 2,5 2,7 3,0 P(%) 0,5 0,5 0,5 K(%) 3,2 3,2 3,8 Ca(%) 0,5 0,5 1,3 Mg(%) 0,2 0,4 0,6 Fe(ppm) 62 62 132 Mn(ppm) 17 30 82 Cu(ppm) 2 2 4 Zn(ppm) 19 19 24 B(ppm) 19 19 24 Đặng Văn Đông và cs, 2003 6.6. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 6.6.1. Mật độ, khoảng cách Đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng to nên trồng hàng kép (một luống trồng 2 hàng), khoảng cách 30 x 25cm, với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha. Trồng đóng tiền phải trồng nổi có, rề cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH cây HOA (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)