Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vồn FD

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư (Trang 50 - 52)

II. GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN.

3. Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vồn FD

Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể xem đây là một kênh tạo lập vốn mới nhiều tiềm năng, được chi phối bởi Luật đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này có tác động tích cực đến đầu tư phát triển thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, trước hết cần xây dựng chiến lược thu hút nguồn vốn này:

Xác định rõ lộ trình, bước đi, lĩnh vực đầu tư, cơ chế ưu đãi, quy định các lệ phí và phí dịch vụ, điều kiện cung ứng điện nước, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin… đồng thời hoàn thiện các thể chế có liên quan trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, thương mại. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp nói chung và luật đầu tư nói riêng một cách đồng bộ nhằm tạo cơ chế thông thoáng và môi trường đầu tư hấp dẫn.

Rà soát thực trạng của các dự án trên từng địa bàn để phân loại và có chính sách hỗ trợ phù hợp. Các dự án trọng điểm, có tác động đến địa phương và khu vực sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.

Cần đề ra chính sách ưu đãi cụ thể và thiết thực hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp FDI thiực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu nhằm tạo cơ sở vững chắc cho công tác trả nợ. Nhưng không nên quy định cứng nhắc khiến cho các biện pháp ưu đãi có tác động ngược chiều trở thành các rào cản của đầu tư

Từng bước hoàn thiện, chấn chỉnh lại bộ máy quản lý và các tổ chức xét duyệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng theo luật pháp của Việt Nam, vừa tạo điều kiện cho việc quản lý dự án một cách chặt chẽ, có hiệu quả kinh tế cao.

Chủ động chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế - tài chính trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động phát triển nhưng phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ được các hoạt động này nhằm đảm bảo an toàn xã hội, an ninh kinh tế và chủ quyền quốc gia.

KẾT LUẬN.

Qua bài tập nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư, chúng ta thấy: đây là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau.

Lãi suất (lãi suất thực tế) là yếu tố hai mặt tác động đến quy mô vốn đầu tư. Lãi suất cao khuyến khích tiết kiệm, hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài nhưng lại làm hạn chế quy mô vốn vay cho đầu tư. Nếu lãi suất thấp làm giảm tiết kiệm, dòng vốn chảy ra nước ngoài tăng, dẫn đến không đủ cho nhu cầu về quy mô vốn. Quy mô vốn vay cũng tác động lại lãi suất, cầu vốn tăng làm lãi suất tăng và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận là yếu tố có tính chất dẫn dắt đầu tư vào lĩnh vực nào,quy mô bao nhiêu và có lên tăng quy mô hay không. Nhưng khi tăng quy mô vốn đầu tư thì các nhà đầu tư phải đối mặt với vấn đề hiệu quả biên của vốn giảm dần.

Do vậy, các nhà đầu tư chỉ quyết định tiếp tục đầu tư ( tăng quy mô vốn) khi hiệu quả biên của vốn lớn hơn lãi suất tiền vay.

Thực trạng đầu tư ở việt nam trong giai đoạn nghiên cứu có nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả đầu tư đem lại chưa phù hợp với nguồn lực hiện có. Một trong những nguyên nhân này xuất phát từ yếu tố chúng ta chưa vận dụng phù hợp mối quan hệ trên vào công cuộc đầu tư.

Vì vậy, để đầu tư đạt hiệu quả cao, nhà nước cần có những biện pháp kinh tế vĩ mô phù hợp, sử dụng công cụ lãi suất, tỷ suất lợi nhuận để điều chỉnh hoạt động đầu tư. Qua đó, đưa đầu tư phát triển thật sự trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa việt nam tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w