Điều 35. Quy định chung
1. Các đường lò đang hoạt động trong thời gian sử dụng phải được kiểm tra, duy trì, sữa chữa đảm bảo ở trạng thái làm việc tốt, phù hợp với các tiêu chuẩn, hộ chiếu và các yêu cầu khác của Quy chuẩn này.
2. Các đường lò bằng, lò nghiêng đang hoạt động phải được kiểm tra xem xét, hàng ca do Trưởng ca, hàng ngày do Quản đốc phân xưởng khai thác và Quản đốc các phân xưởng theo chuyên môn khác thực hiện (việc kiểm tra tình trạng không khí mỏ do Quản đốc Phân xưởng Thông gió thực hiện).
3. Ít nhất một lần trong tháng, Phó giám đốc kỹ thuật an toàn mỏ phải trực tiếp kiểm tra tình trạng vì chống, tình trạng hoạt động thiết bị giếng đứng và giếng nghiêng. Phó giám đốc cơ điện mỏ và Quản đốc phụ trách khu vực hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra vì chống và thiết bị giếng đứng, giếng nghiêng ít nhất một lần trong tuần.
4. Kết quả kiểm tra và những biện pháp khắc phục phải được ghi vào sổ theo dõi kiểm tra giếng.
Chi tiết nội dung thực hiện theo mẫu sổ 13, Phụ lục VII của Quy chuẩn này.
5. Khi phát hiện những hư hỏng ở vì chống hoặc ở đường ray, phải cho dừng ngay việc vận chuyển ở lò đó và chỉ cho phép hoạt động trở lại sau khi đã sửa chữa an toàn.
6. Trưởng ca phải có biện pháp phục hồi ngay vì chống bị hư hỏng hoặc bị nén bật ra. Đối với lò không chống hoặc chống vì neo, phải cậy bỏ những cục đá, than ở hông và nóc lò có thể rơi.
1. Nghiêm cấm cùng một lúc tháo quá hai vì chống cũ khi chống xén lại mở rộng tiết diện hoặc thay vì chống cũ. Các vì ở phía trước và phía sau vì chống cũ đều phải được củng cố tạm thời bằng cột bích. Việc chống lại lò phải thực hiện theo hộ chiếu do Giám đốc điều hành mỏ hoặc người được uỷ quyền duyệt. Những người thực hiện công việc này phải được hướng dẫn hộ chiếu.
2. Khi sửa chữa các lò bằng vận chuyển bằng đầu tàu, phải có tín hiệu ánh sáng và biển báo “lò đang sửa chữa” đặt ở cả 2 phía trên chiều dài đường hãm đến vị trí làm việc tối thiểu là 80m. Cấm bỏ tín hiệu và biển báo khi công việc sửa chữa lò chưa xong.
3. Việc sửa chữa sự cố đổ lò trong gương khấu và gương lò chuẩn bị (không phụ thuộc kích thước vị trí đổ) phải được thực hiện theo những biện pháp do Giám đốc điều hành mỏ duyệt.
Điều 37. Quy định về sửa chữa các đường lò nghiêng
1. Cấm người không có nhiệm vụ đi lại trong giếng, lò ngầm, lò thượng trong thời gian sửa chữa các đường lò này.
2. Cấm sửa chữa đồng thời hai vị trí cùng lúc ở những lò có độ dốc trên 180.
3. Phải có trang bị tín hiệu điều khiển giữa người nhận hàng và người điều khiển tời trục khi nâng - hạ vật liệu để sửa chữa giếng, lò ngầm, lò thượng.
4. Chỉ được phép sửa chữa ở những lò nghiêng vận chuyển bằng cáp liên tục khi không có goòng ở cáp. Cho phép sử dụng goòng phục vụ công việc sửa chữa với điều kiện goòng phải móc vào cáp chắc chắn. Trường hợp lò nghiêng vận chuyển bằng cáp không liên tục, phải móc goòng chắc chắn vào sợi cáp kéo.
Điều 38. Quy định về sửa chữa giếng
1. Trong thiết kế sửa chữa giếng phải có các biện pháp sau đây:
a) Có sàn bảo vệ cho giếng ở bên dưới vị trí sửa chữa đề phòng đất đá, vì chống và các dụng cụ có thể rơi xuống giếng;
b) Có sàn che chắn giếng ở phía trên vị trí làm việc với chiều cao không lớn hơn 5m đề phòng các dụng cụ rơi từ trên xuống;
c) Tiến hành các công việc trên sàn cố định hoặc sàn treo phải có thang treo để nối sàn này với sàn của ngăn cầu thang;
d) Những người sửa chữa ở giếng phải đeo dây an toàn.
2. Trưởng ca phải chỉ đạo những người có kinh nghiệm thực hiện các công việc sửa chữa giếng. Trước khi tiến hành công việc sửa chữa giếng, Trưởng ca phải huấn luyện cho mọi người làm quen với điều kiện và phương pháp tiến hành công việc.
3. Chỉ được phép đưa người xuống giếng để thực hiện các công việc sửa chữa giếng sau khi đã thông gió và kiểm tra thành phần không khí phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.