Sơ đồ nguyên lý mạch.
- DAT A - - Data - Dữ liệu ra bàn phím - DATA + - Dữ liệu + Dữ liệu ra bàn phím -F - Cầu chì bảo vệ
Các cổng USB
Mạch điều khiển cổng USB trên Mainboard Intel
3 - Các bước kiểm tra sửa chữa
Bước 1 - Đo kiểm tra điện áp 5V ra chân USB
- Cách đo tương tự như đo điện áp ra chân bàn phím trên cổng PS/2
- Nếu mất điện áp trên cổng USB => bạn cần kiểm tra các cầu chì đứng sau các cổng USB (cầu chì có chữ F1, F2…)
Cài Drive cho USB nếu như cắm USB vào, thấy Windows có nhận được USB nhưng bạn không sử dụng được.
Cài lại Windows phiên bản cao hơn (Ví dụ Win XP SP2 thì nhận được hầu hết các USB trong khi Win XP SP1 không nhận được một số USB)
Khò lại chân Chipset nam (nếu cắm USB vào nhưng Windows không nhận, trong khi Windows đã tốt và đã có điện áp cấp ra chân USB)
Tìm hiểu về Mainboard - Các thành phần trên mainboard Điều khiến các thành phần có tốc độ cao như: CPR, RAM, Card Video. Điều khiển về tốc độ Bus và điều khiển chuyển mạch dữ liệu.
Phân tích các thành phần trên Mainboard Gigabyte GA-BIG1000
North Bridge - Chipset bắc
ROM BIOS
IC Clocking - IC tạo xung Clock
IC - Card Sound Onboard
Đèn Mosfet - trên mạch ổn áp nguồn cho CPU
Bài viết chưa đề cập đến khối cấp nguồn cho RAM.
AT, ATX Mainboard, Front-Side Bus Các mainboard dạng AT (AT form) được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống sử dụng các bộ vi xử lý 386, 486, 586 của hãng Intel hoặc các dòng CPU X86 của các hãng AMD và Cyrix.
AT Form Mainboard:
Từ AT (Viết tắt của chữ Advanced Technology) xuất phát từ dòng máy tính sử dụng CPU 80286 đầu tiên của hãng IBM vào năm 1984. Các mainboard dạng AT (AT form) được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống sử dụng các bộ vi xử lý 386, 486, 586 của hãng Intel hoặc các dòng CPU X86 của các hãng AMD và Cyrix. Các CPU này sử dụng Socket 7 và Socket 8. Bộ nguồn sử dụng cho các Mainboard dạng AT được gọi là các bộ nguồn AT cho phép tắt mở nguồn bằng công tắc.
ATX Form Mainboard:
Là thuật ngữ chỉ dạng mainboard mới hơn so với dòng mainboard dạng AT cũ. Mainboard dạng ATX có thiết kế các khe gắn CPU và bộ nhớ (memory slot) quay ngang 90° cho phép gắn các bo mạch mở rộng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Bộ nguồn sử dụng cho các Mainboard ATX được gọi là các bộ nguồn ATX . Nguồn ATX cho phép tắt mở nguồn tự động bằng phần mềm hoặc thông qua mạng (với card mạng có tính năng Wake-on-LAN) mà không phải sử dụng công tắc. Một trong các khác biệt cơ bản của ATX so với AT là bộ nguồn ATX (ATX Power Supply) thổi không khí vào CPU chứ không hút khí từ thùng máy (Case) như là ở bộ nguồn AT (AT Power supply) nguyên thủy .
Micro ATX Mainboard:
Là một phiên bản nhỏ hơn của ATX Mainboard, nó hỗ trợ ít khe gắn mở rộng hơn.
Front-Side Bus (FSB):
Là kênh truyền dữ liệu giữa CPU và Bộ nhớ được thiết kế trên Mainboard. Nó phụ thuộc vào số lượng các đường truyền song song (16 bit, 32 bit v.v..) và tốc độ xung nhịp của hệ thống
(66Mhz, 100Mhz v.v..) Nó còn được là System Bus (kênh truyền hệ thống). Thông thường, tốc độ của kênh truyền hệ thống cao hơn nhiều so với tốc độ của các kênh truyền ngoại vi
(Peripheral Bus - kênh truyền giữa các khe gắn như PCI, ISA với hệ thống) nhưng lại chậm hơn kênh truyền Backside Bus giữa CPU và bộ nhớ nội cấp 2 - L2 Cache.
Kênh truyền trong một máy tính là đường truyền chung giữa CPU và các thiết bị ngoại vi. Các kênh truyền song song (parallel bus) sử dụng các khe gắn trên Mainboard và cung cấp nhiều đường truyền dữ liệu đồng thời (8 bit, 16 bit .v.v...) giữa CPU và các card ngoại vi được gắn vào các kênh truyền bên trong máy. Các kênh truyền tuần tự (serial bus) có các cổng bên ngoài và sử dụng các sợi cáp gắn vào chúng có thể kết nối với nhiều thiết bị khác nhau.
Dưới đây là các kênh truyền sử dụng trong máy tính :
Kênh truyền Song Song (loại cũ) : Micro Channel, EISA, VL-Bus. Kênh truyền Song Song (hiện tại) : ISA, PCI, AGP.
Kênh truyền tuần tự (hiện tại) : USB, Firewire IEEE1394.
Tìm hiểu về Mainboard - Phân tích sơ đồ khối tổng quát của Mainboard Hệ thống máy tính với các thiết bị gắn trên nó,
Mainboard có các thành phần chính là North Bridge (Chipset bắc), Sourth Bridge (Chipset nam), IC SIO (IC điều khiển các cổng).