LÊ THÁNH TÔNG (1460-1497)

Một phần của tài liệu Các triều đại VN (Trang 94 - 97)

Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng. Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung, vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long phong cho làm Bình Nguyên Vương.

Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Các vị đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Để).

Ai cũng biết đưa một người nào đó lên ngôi báu, làm vua để cai trị muôn dân là một việc vô cùng trọng đại. Những vị quan đứng ra tổ chức chọn người làm vua tuy không có những người học vấn uyên thâm, nhưng đều là bậc trung thần nghĩa sĩ, là các vị võ tướng vào sinh ra tử, và triệt để trung thành với tinh thần khởi nghĩa Lam Sơn. Họ không thể để cho người lãnh đạo giang sơn là một kẻ vô tài bất lực. Chọn lên ngôi lúc này, phải là người xứng đáng, có tài đức để ổn định tình hình đất nước, để cho quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh trị, xứng đáng với công lao dựng nước của Lê Thái Tổ ngày xưa. Do đó , họ phải cân nhắc rất thận trọng. Đầu tiên, họ đã đến gặp Cung Vương Lê Khắc Xương, nhưng ông này không dám nhận lời. Họ mới tìm đến Gia Vương Lê Tư Thành.

Lê Tư Thành rõ ràng đã có đủ một số điều kiện. Chàng thanh niên này có tiếng là ham học hỏi, tính tình tốt, lâu nay không có điều tiếng gì. Không ai thấy anh ham chơi rượu chè, cờ bạc, đi sǎn, hay tìm thú vui phóng khoáng với các bạn trai cùng lứa. Anh có bà mẹ rất gương mẫu, luôn luôn nhắc nhở con chǎm chỉ học hành, đối xử với người trong họ nội ngoại, với bà con làng xóm rất phép tắc, và hợp lẽ. Nơi ở của anh, chỉ toàn là sách vở, anh dành hầu hết thời gian để nghiền ngẫm, hết đọc sách lại làm thơ. Một số thời gian khác, anh dành cho việc tập cưỡi ngựa, tập đi các bài quyền mà cụ Đinh Liệt -vốn là một võ tướng tài nǎng, bày vẽ cho . Không có tiếng tǎm nào đồn đại về những thiếu sót của anh, kể cả những thiếu sót của tuổi trẻ thường dễ được dung thứ. Chọn anh làm vua, thế là xứng đáng rồi.

Nhưng vẫn còn điều thắc mắc. Chủ yếu là từ việc bà Ngô Thị Ngọc Dao, trốn ra khỏi cung, đến sống ở chùa Huy Vǎn, và sau đó đã trốn về đất Thái Bình để sinh nở. Một bà vợ vua lại không ở sẵn trong cung, chạy ra ở ngoài dù là để bảo toàn tính mệnh, tránh chuyện rắc rối cho mình là một điều phải đặt nhiều dấu hỏi. Đứa con sinh ra, không phải trong cung cấm, mà ở một nơi không chính thức như vậy, có thật xứng đáng với sự nghiêm minh trng cung cấm hay không. Đã ở ngoài cung vi, thì có thể có nhiều điều ngờ vực lắm, cho dù những diều ngờ vực đó không chính đáng, không có cơ sở, cũng vẫn là một điểm hoài nghi. Các vị quan, có người thế này, có người thế nọ, mà đã hoài nghi thì sẽ có lắm vấn đề cấn cớ. Và người ta đã xì xào , đã bàn tán quanh những vấn đề ấy, ngay khi đến chùa Huy Vǎn để mời Lê Tư Thành lên ngôi.

Giai thoại đã kể rằng, sau khi cật vấn chàng trai ấy đủ điều, anh đã trả lời suôn sẻ, thì có một vị quan muốn kiểm tra thêm một lần chót. Ông quan này cho rằng, người nào đó , nếu thực sự có chân mệnh thiên tử, thì phải có những điểm bộc lộ khác người. Phải có tướng mạo , phải có phong cách hợp với tiêu chuẩn ( do ông ta tự hình dung), rồi còn phải xem khẩu khí của con người này như thế nào nữa. Điều này cũng có phần đúng. Cùng một thực tế, một sự kiện nào đó , người này có thể nhận định khác người kia, là do khả nǎng và khuynh hướng tiếp cận vấn đề ấy. Qua sự tiếp cận, có thể thấy tư cách của con người, bộc lộ theo ngôn ngữ, theo tầm hiểu biết. Các nhà nho ngày xưa, hay bằng vào những bài thơ những câu đối mà đoán tư tưởng và hành vi của đối tượng

thẩm tra. Vị quan này, cũng muốn dùng cách này để thẩm tra chàng thanh niên sắp sửa được giao trách nhiệm lớn. Tiếp theo vài câu chuyện của các triều thần, ông bất giác đặt cho Lê Tư Thành một câu hỏi : Thưa điện hạ, chúng tôi được nghe nhiều người nói điện hạ rất có tài vǎn học, xuất khẩu thành chương. Vậy điện hạ có thể cho chúng tôi nghe một sáng tác bất kỳ nào của điện hạ được không?

Lê Tư Thành mỉm cười, trả lời lễ phép : - Dạ, được ạ . Xin quan lớn cứ việc ra đề.

Ông quan nhìn quanh quẩn, rồi chỉ ngay vào một con cóc đang ở dưới gậm giường: Xin điện hạ thử làm vài câu vịnh con cóc dưới gậm giường này xem sao.

"Con cóc" là một đề tài thô thiển. Cóc lại dưới gậm giường thì chẳng ai để ý, chỉ là một thứ đáng khinh bỉ mà thôi. Làm thơ với một đề tài như thế quả thực là khó, khó nhất là không biết

tìm ra cái gì để nói cho có vẻ vǎn chương nghệ thuật Sự thử thách của ông quan quả là gay go. Các vị triều thần đều nhìn cả vào Lê Tư Thành, cho anh khó lòng vượt qua đề tài hóc hiểm. Sau một vài giây suy nghĩ Lê Tư Thành điềm nhiên đáp lại:

"Dầu đề quan lớn ra khó quá. Nhưng tôi cũng xin phép không dám để quan lớn chờ đợi lâu Tôi xin đọc:

"Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi

Chốn nghiêm thǎm thẳm một mình ngồi Tắc lưỡi dǎm ba con kiến gió

Nghiến rǎng chuyển động bốn phương trời..."

Chỉ nghe mấy câu trên, vị quan ra đề đã quì phục xuống đất lạy:

- Xin điện hạ không phải đọc thêm nữa. Tôi xin hoàn toàn bái phục. Điện hạ thật xứng đáng là bậc thiên tử.

Và tiếp đó như ta đã biết. Các triều thần nhất trí rước ông về điện Tường Quang, đưa ông lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Thuận nǎm thứ nhất (1460) . Mười nǎm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470), trị vì 38 nǎm, đến 1497 mới mất.

* * *

Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38 nǎm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn nǎm lịch sử Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản. Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều việc, xuất phát từ cái chất đa nǎng của tuổi trẻ . Trước nhất, ông luôn luôn tỏ ra là người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc biệt là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai vàng. Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lǎng", để tổ chức cúng lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ.

Ông rất trân trọng lịch sử nước nhà, giao cho Ngô Sĩ Liên viết bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", giao cho ông Thân Nhân Trung (cùng nhiều người nữa) biên soạn bộ sách "Thiên Nam dư hạ tập" có đến một trǎm quyển, là bộ sách bách khoa ghi chép tất cả những kiến vǎn về đất nước Đại Việt trong giai đoạn bấy giờ.

Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc nội trị. Ông muốn xây dựng đất nước cho có qui củ để tiện sự chỉ đạo hành chính. Từ trước, nước ta về mặt tổ chức hãy còn lỏng lẻo. Sau thời Lý, Trần, Hồ, quân Minh sang xâm chiếm, làm rối tinh hệ thống tổ chức chính quyền. Các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông còn bận nhiều vấn đề ứng phó với thời cuộc, nên chưa rảnh rang nhìn vào việc nội trị. Lê Thánh Tông đã cố gắng sắp đặt lại. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị từ trung ương xuống đ ến xã. Ông chia cả nước làm 13 thừa tuyên, đặt các quan vǎn, quan võ phụ trách các ngành rầt chu đáo , củng cố lại các bộ , các viện, các ty. Đặc biệt, ông cho soạn bộ luật, sau này gọi là luật Hồng Đức để đất nước có một nền pháp chế hẳn hoi. Nhiều thời đại sau này cũng phải công nhận bộ luật Hồng Đức là một công trình sáng giá, là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta, trong đó thể hiện được tinh thần trọng dân, có nhiều điều bảo vệ dân nghèo và nhất là tinh thần nhân đạo, tinh thần dân chủ đối với phụ nữ. Ông rất quan tâm đến việc khai khẩn đất đai, cho lập các sớ đồn điền, cho đào kênh, khơi ngòi sừa sang đường sắt, mở mang chợ búa,

khiến cho nhân dân được an cư lạc nghiệp trong cảnh thịnh trị thái bình. Cả nước thấy rõ là ông có tài quán xuyến, có ý thức an dân. Mọi việc đều do ông tự đề ra, tất nhiên là có sự tham khảo ý kiến các quan lại, nhưng ai ai cũng thấy ông vua trẻ này có rất nhiều sáng kiến, và đều là sáng kiến có lợi cho dân cho nước. Ông không giống những ông vua già cỗi chỉ biết khoanh tay rũ áo, phó mặc các việc cho triều thần. Ông cũng không bắt chước những ông vua thanh thiếu niên khác, lợi dụng ngôi chí tôn của mình để lao đầu vào hưởng lạc mà thực sự thấy mình có cái vinh dự thay trời để ban phúc, cũng là để phục vụ đất nước và nhân dân. Lê Thánh Tông luôn luôn tâm niệm: "Thay việc trời, dám biếng đâu", nghĩa là không dám lười biếng không dám chơi bời. Đêm đã khuya nhưng ông còn chǎm chỉ đọc sách. Trời về chiều song ông vẫn mải mê coi sóc việc triều chính hàng ngày. Làm việc say sưa, mà lại cần mẫn, ông không tỏ ra uể oải hay chán nản bao giờ. Sức khỏe và ý chí đã giúp ông thực hiện vai trò của mình một cách bền bỉ. Các nhà nho ngày xưa thường thích làm thơ, làm vǎn nhưng phần lớn đó là những người đỗ đạt hoặc có điều kiện theo dõi việc bút nghiên. Còn các ông vua suốt từ đời Ngô Vương Quyền cho đến Lê Thái Tông, ai cũng có ít nhất là một hai bài thơ, hoặc có những tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, về kinh điển (Phật giáo hay Nho giáo) Nhưng không có ông vua nào dám có chí để trở thành một nhà vǎn hay một nhà thơ cả. Lê Thánh Tông thì khác. Vừa là một nhà chính trị song ông còn là một nhà thơ. Lê Thánh Tông là tác giả của chín tập thơ chữ Hán và hàng trǎm bài thơ Nôm khác. Đặc biệt Lê Thánh Tông là người đi rất nhiều và đi đến đâu cũng đề thơ. Vừa là một vị hoàng đế ông vừa có phong cách của một nghệ sĩ giang hồ thưởng ngoạn thú non sông. Một vài lần, đàm đạo với các nhà học giả trong triều đình, ông cũng tự nhận mình là nhà thơ, và có phần nào đó vượt cả tài nǎng một số nhà thơ bên Trung Quốc. Tất nhiên cũng do một phần vì tự phụ của tuổi trẻ nên ông đã quá lời, song phải công nhận là ông đã vượt xa, một số học giả, và những nhà thơ của triều đình lúc đó. Sau khi làm thơ ông đưa cho các triều thần họa lại để phát triển ý mình, và ông là người khơi dậy một không khí sáng tác rất sôi nổi lúc bấy giờ. Không những thế ông còn có sáng kiến thành lập một hội Tao Đàn, tương tự như một câu lạc bộ thơ ca của chúng ta thời nay. Ông tự xưng là Tao Đàn nguyên súy, tập trung xung quanh mình 28 học giả vào câu lạc bộ này, gọi một cách vǎn vẻ là Tao Đàn nhị thập bát tú.

Nội dung thơ vǎn của Lê Thánh Tông là vô cùng phong phú. Một tình cảm gắn bó thiết tha với sơn hà, xã tắc, một mối lo cho dân, lo cho nước khôn nguôi, một tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, trước con người. Trong sự ham thích thơ vǎn, Lê Thánh Tông còn có một ưu điểm khiến cho vǎn học sử sau này phải trân trọng. Đó là việc ông có sở trường thơ nôm. Vǎn nôm trước đây thường bị xem là "nôm na là Cha mách qué". Một ông vua lại chuyên làm thơ nôm, và làm rất nhiều là điều rất đặc biệt. Tất nhiên, so với thơ ca sau này, hồi thế kỷ 18, 19 và giờ đây, thì những bài thơ nôm của Lê Thánh Tông, về trình độ nghệ thuật chưa thực đặc sắc lắm. Song cũng có nhiều bài rất cảm động và xuất sắc (như bài đề miếu vợ chàng Trương).

Nhà vua ham thích vǎn chương, tất nhiên cũng phải để tâm đến việc đề cao học vấn. Việc giáo dục thi cử dưới thời Lê Thánh Tông được coi là thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Ông cho lập nhà thái học, đặt các giáo thụ ở các châu, lộ, khuyến khích việc học, đưa sách xuống dân. Ông cho hoàn thiện các chế độ chính sách, đưa ra các luật thi cử, chính danh các học hàm. Ông giành những vinh quang đặc biệt cho những người đạt thành tích trong khoa cử: cho tổ chức lễ xướng danh, lễ vinh qui bái tổ, cho dựng bia tiến sĩ. Có lẽ chính sáng kiến này đã gây được phong trào tranh đua học tập trong suốt một thời gian dài . Trong lịch sử nước ta, rất hiếm những giai đoạn mà ở các làng, các tỉnh lại có những gia đình đạt thành tích cao trong giáo dục như dưới thời Lê Thánh Tông.

Còn một điều nữa, chứng tỏ Lê Thánh Tông rất quan tâm đến vấn đề lễ nhạc. Ông đã cho tổ chức các bộ phận như Đồng vǎn, Nhã nhạc để đảm bảo việc tổ chức các nghi lễ trong cung đình cho có qui củ.

Quan tâm đến vǎn Chương song Lê Thánh Tông cũng không hề coi nhẹ việc võ bị. Thời gian ở ngôi, là thời gian ông rất chú ý việc cho quân sĩ tập luyện, học tập các trận pháp, trận đồ . Ta không có tài liệu để biết được tài nǎng quân sự của ông. Nhưng với tư cách là một ông vua nguyên soái, giữ chức tổng chỉ huy chiến dịch như các trận đánh Chiêm Thành, Bồn Man,Lão Qua, Ai lao v.v. . . chắc chắn ông phải có trình độ điều binh khiển tướng thế nào đó để làm cho mọi người khâm phục. Các tướng trong quân doanh của ông lúc bấy giờ đều là những người lão luyện vào bậc cha chú, đã có những thành tựu lẫy lừng từ khởi nghĩa Lam Sơn như các ông Đinh Liệt, Lê Thọ Vực, Lê Niệm v.v. . . , nay phải tuân theo sự chỉ đạo của một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, thì chắc chắn

chàng trai đó phải có trình độ chỉ huy chiến lược chiến thuật một cách hợp lý và tài tình.

Lê Thánh Tông biết tự phê bình. Có lần ông nói với hai vị quan là Nguyễn Bá Ký và Tràn Xác, rằng ông đã có sai lầm, nhận xét sai về hai vị ấy. Sử dụng những người như Trần Phong, mà ông không phát hiện ra bản chất, cứ giành quyền lợi mãi cho con người này, cuối cùng mới phải giết đi ông rất hối hận là mình đã không sáng suốt, hiểu con người quá chậm. Không những nghiêm khắc với

Một phần của tài liệu Các triều đại VN (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w