Phương pháp nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị sử dụng trường phóng điện coron làm xuyên thủng vỏ quả mọng (ớt) trong quá trình sấy khô (Trang 28 - 34)

Nghiên cứu thực nghiệm quá trình xuyên thủng được tiến hành tại Phòng thí nghiệm cơ điện VILAS - 019 Viện Cơ Điện Nông nghiệp & Công Nghệ Sau Thu Hoạch. Nguyên liệu thực nghiệm đã được tiến hành trên các loại ớt quả của ba vùng: Bắc Ninh, Hưng Yên và Lạng Sơn. đường kính quả

đo bằng thước cặp số Mitutoyo của Nhật Bản có độ phân giải đến 0,01mm như Hình 3.1, kết quả đo được thể hiện ở Bảng 3.1; 3.2; 3.3 Chương III.

Kiểm tra thực nghiệm hiệu ứng xuyên thủng vỏ ớt quả bằng phương pháp đánh giá gián tiếp: so sánh thời gian sấy quả đi qua và không đi qua trường coron.

Quá trình sấy ớt quả đã tiến hành trong máy sấy Trung Quốc DL 101- 1 được trang bị hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động, nhiệt độ buồng sấy đến 250 ± 10C, không gian buồng sấy có kích thước 350 x 450 x 450mm, công suất của buồng 2,6kW. Sấy khô tuyệt đối sử dụng máy đo độẩm hồng ngoại IR – 200.

Đo cường độ dòng điện bằng thiết bị chuyên dùng FLUKE – 41 cấp chính xác ( 1 ÷ 3)%, đo điện áp sơ cấp FLUKE – 8842A cấp chính xác 1%.

Kiểm tra khả năng xuyên thủng của trường phóng điện coron bằng phương pháp chụp ảnh bề mặt đánh thủng tờ giấy trắng Bãi Bằng, sử dụng máy ảnh Canon A620- 7.1 và thiết bị kính hiển vi gắn máy chụp ảnh Olimpus SC – 35 chụp bề mặt vỏ ớt quả bị xuyên thủng bằng trường coron và ớt quả

không bị xuyên thủng. Độ phóng đại được xác định bằng tích của thị kính 100 lần với vật kính 40 lần bằng 4000 lần. 1 2 4 5 3 8

Hình 1.5 : Bố trí hệ thống thiết bị thử nghiệm phóng điện coron

Trong đó:

1- Biến thế thí nghiệm FLUKE – 41 cấp chính xác ( 1 ÷ 3)%; 2 - Thiết đo điện áp sơ cấp FLUKE – 8842A cấp chính xác 1%; 3 - Thiết bị tạo cao áp 1 chiều;

4 – Tấm rung; 7 – Khung máy;

5 – Phễu cấp liệu; 8 – Biến thế hạ áp 220V/ 110V. 6 – Bộ rung điện từ;

6

Hình1. 6: Bố trí hệ thống thiết bị thử nghiệm phóng điện coron

v Thiết bị được bố trí với các thông số kĩ thuật như sau:

- Khoảng cách k giữa các đỉnh răng của kim điện cực phóng điện dạng răng cưa k = 2,5 ; 5; 7,5 ; 10mm;

- Số lượng thanh răng điện cực 3; 6; 9 thanh.

- Cường độ phóng điện của trường coron; Ec = (6,5 ÷ 7,5) kV/cm

- Vận tốc v chuyển động của ớt quả: V = 90; 120; 180m/h tương đương với năng suất 150; 210; 250kg/h

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TRƯỜNG PHÓNG ĐIỆN CORON 2.1. Khái quát về trường phóng điện coron.

Vào những năm gần đây song song với các lĩnh vực công nghệ truyền thống,

ứng dụng điện năng trong sản xuất và chế biến, bảo quản nông sản đã hình thành một hướng đi mới mang tên công nghệ điện tử – ion, dựa trên cơ sở sử

dụng các lực tác dụng tương hỗ của điện trường và điện tích để điều khiển chuyển động có trật tự các phần tử hạt của chất rắn và chất lỏng. Chuyển động này được xác định bởi các luật trạng thái của các điện tích trong điện trường, tương tự như chuyển động của điện tử và ion trong các đèn, ống phóng điện tử.

Điểm nổi bật của các quá trình của công nghệ điện tử – ion là xẩy ra trong không gian của các thiết bị công nghiệp, trong môi trường khí quyển, trong khi quá trình của điện tử trong đèn, ống phóng điện tử ở trong chân không.

Trong các thiết bị của công nghệ điện tử – ion, trường điện từ được ứng dụng rông rãi, đặc biệt là trường phóng điện coron và trường tĩnh điện.

Lý thuyết trường điện từ là cơ sở nghiên cứu tìm tòi các nguyên lý làm việc, cũng như tính toán thiết kế các thiết bị sử dụng điện từ trường và điện trường phù hợp với điều kiện ứng dụng xác định trong thực tiễn.

Trường điện từ là dạng vật chất đặc biệt, mang năng lượng, đặc trưng và tuân thủ bởi các tính chất từ trường và điện trường. Tĩnh điện trường là một dạng riêng của trường điện từ, tạo bởi những điện tích tĩnh tại (so với người quan sát) phân bố trong không gian và không thay đổi theo thời gian.

Trong công nghệ điện tử – ion, phóng điện trong chất khí hay chất lỏng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Về nguyên tắc, phóng điện trong không khí ở

điều kiện khí quyển được chia làm hai dạng chính: Phóng điện coron và phóng điện tia lửa.

Phóng điện coron xuất hiện trong điện trường không đồng nhất. Khi tăng điện áp giữa các điện cực đến một giá trị xác định đủ lớn, bắt đầu quá trình ion hoá mạnh, đánh thủng không khí giữa các điện cực. Giá trị điện áp này phụ thuộc vào cấu trúc và hình dáng của điện cực gọi là phóng điện coron, còn hiệu ứng của nó gọi là hiệu ứng coron. Khi phóng điện đánh thủng toàn phần không khí giữa các điện cực gọi là phóng điện tia lửa. Phóng điện coron có thể tạo được bằng dòng điện một chiều hoặc xoay chiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị sử dụng trường phóng điện coron làm xuyên thủng vỏ quả mọng (ớt) trong quá trình sấy khô (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)