TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY DƯỢC LIỆU, RAU QUẢ CẬN NHIỆT VÀ ÔN ĐỚI:

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản 12 (Trang 37 - 38)

- Là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km2, ở trung du 100-300 người/km2, nên hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động.

- Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư... vẫn còn ở một số bộ tộc người.

- Là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích Điện Biên Phủ lịch sử.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Nhưng ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.

2/ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN VÀ THUỶ SẢN VÀ THUỶ ĐIỆN:

* Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nứơc ta: Các khoáng sản chính: than, sắt, thiếc,

chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa...

- Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.

- Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như:  Đồng – niken (Sơn La).

 Đất hiếm (Lai Châu).

- Ở Đông Bắc có nhiều kim loại đáng kể:  Mỏ sắt ở Yên Bái.

 Thiếc và bôxit ở Cao Bằng.  Kẽm – chì ở Chợ Điền (Bắc cạn).  Đồng – vàng (Lào Cai).

Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai).

* Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn:

- Hệ thống sông Hồng ( 11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw.

- Nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW). Nhà máy thuỷ điện trên sông Đà (1900MW). Hiện nay đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La 2400MW (trên sông Đà), thuỷ điện Tuyên Quang 300MW (trên sông Gâm).

- Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông.

3/ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY DƯỢC LIỆU, RAU QUẢ CẬNNHIỆT VÀ ÔN ĐỚI: NHIỆT VÀ ÔN ĐỚI:

- Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

- Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Nhờ vậy, trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây là vùng chè lớn nhất cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái ...

- Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo

quả...), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

* Khó khăn:

- Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

* Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh của vùng. - Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

Một phần của tài liệu Kiến thức cơ bản 12 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w