0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Sử dụng BJT để khuếch đại tín hiệu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ (Trang 46 -48 )

Khuếch đại tín hiệu có thểđược hiểu là vịêc làm tăng tuyến tính biên độ của tín hiệu điện. BJT có thểđược sử dụng để khuếch đại tín hiệu. Để BJT khuếch đại được tín

Trong mạch khuếch đại tồn tại cả đại lượng một chiều (DC) và đại lượng xoay chiều(ac). Các đại lượng một chiều được kí hiệu theo quy tắc chỉ số chính là chữ in hoa chỉ số phụ cũng là chữ in hoa (ví dụ: IB). Các đại lượng xoay chiều được kí hiệu theo quy tắc chỉ số chính là chữ in hoa chỉ số phụ là chữ in thường(ví dụ I

B

b)

BJT có khả năng khuếch đại được tín hiệu là do dòng điện colectơ gấp β lần dòng điện bazơ. Xét mạch sau:

VBB, VCC phân cực cho BJT đảm bảo JE luôn được phân cực thuận, JC luôn được phân cực ngược khi có cũng như không có tín hiệu vào Vin.

Điện áp tại B là VB + Vb trong đó VB do VBB sinh ra, Vb do Vin sinh ra. Dòng điện bazơ là IB + Ib, trong đó IB do VBB sinh ra, Ib do Vin sinh ra.

Do BJT được phân cực để làm việc ở miền tích cực nên dòng điện colectơ là: IC + Ic = βDCIB + B βac.Ib trong đó IC = βDCIB; Ic = βac.Ib. Điện áp tại colectơ là :VCC-(IC + Ic)RC = VCC-ICRC-IcRC = VC + Vc. Trong đó VC = VCC – ICRC; Vc = -RcIc. Tín hiệu ra của mạch trên là Vc; tín hiệu vào là Vin . Giả sử Vin là tín hiệu hình sin thì Vc cũng là tín hiệu hình sin và có cùng tần số với Vin, ngược pha với Vin các điện trở có thểđược lựa chọn để tín hiệu ra Vc có biên độ gấp Vin A lần (A>1). Như vậy ta có thể sử dụng BJT để khuếch đại tín hiệu. Mối quan hệ giữa tín hiệu ra và tín hiệu vào của mạch được thể hiện trên hình vẽ:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ (Trang 46 -48 )

×