I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở
quan trọng sau đây:
a) Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân
tộc Việt Nam
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam
đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên, in
đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia
đình - làng xã - quốc gia. Từđời này sang đời khác, tổ tiên ta đã có rất nhiều chuyện cổ
tích, ca dao, ngạn ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu n-
ước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cư-
ớp nước"1.
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sởđầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh vềđại đoàn kết dân tộc.
b) Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân
1. Sđd, t. 6, tr. 171.
dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo