Giải pháp đối với nhà nước

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 65 - 67)

II. Định hướng phát triển tại Tổng công ty trong thời gian tớ

2. Giải pháp đối với nhà nước

¾ Giải pháp 1:Giải pháp thuộc về chính sách của nhà nước

- Chính phủ cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô cũng như cách thức điều hành thuế, giá, hạn ngạch đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, đồng thời cải thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

- Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại ( pha trộn xăng cấp thấp với xăng cao cấp, dầu hoả với Diezel), hạn chế xăng dầu thẩm lậu và các tình trạng kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp để tạo ra một thị trường xăng dầu lành mạnh, tránh gây thiệt hại cho chính nhà nước và tác động xấu đến hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh chuẩn mực như Petrolimex. - Nhà nước cần giành nhiều quyền chủđộng hơn đối với các doanh nghiệp như Tổng công ty xăng dầu. Đối với Tổng công ty vừa phải kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận vừa phải giữ vai trò chủđạo trong việc bình ổn thị trường xăng dầu nội địa nên chịu nhiều thiệt thòi. Nhà nước cần phải nghiên cứu để tạo điều kiện cho Tổng công ty năng động hơn trong cơ chế thi trường

¾ Giải pháp 2:Giải pháp chung thuộc về giáo dục và đào tạo

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá_ hiện đại hoá hiện nay, nhân tố quyết định thắng lợi là con người tức là nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, cần phải bồi dưỡng và đào tạo. Việc chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá_ hiện đại hoá, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trước hết là nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục và đào tạo

Để có được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phải hết sức coi trọng chất lượng đào tạo trên các mặt:

¾ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn

- Chất lượng giáo viên: Đổi mới và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tư duy kinh tế, phương pháp sư phạm, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người thầy. Giáo viên phải có trình độ cao học trở lên.

- Chất lượng trang bị giảng dạy: phải đổi mới nâng cấp các phòng thí nghiệm, các xưởng thực hành, các thư viện, phòng ban. Trang bị đầy đủ sách, báo, tài liệu, các dụng cụđồ nghề có liên quan tới việc đào tạo giảng dạy và phù hợp với công nghệ kĩ thuật tiên tiến.

- Chương trình giảng dạy: Đổi mới nội dung giáo án phù hợp với các yêu cầu của các cơ quan cũng như của doanh nghiệp thuộc ngành nghềđào tạo. Trong chuyên ngành khoa học kĩ thuật chuyên môn phải bám sát những chương trình dạy quốc tế. Coi trọng việc thực hành không kém phần lý thuyết. Phải tăng cường hơn nữa những buổi nói chuyện chuyên đề, nghiên cứu khoa học, những đồ án môn học phổ biến trong sinh viên và có tính bắt buộc sinh viên tham gia…

- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ chếđộ thi cử, bằng cấp, tuyển sinh chặt chẽ, không hạ thấp tiêu chuẩn điều kiện dự thi. Sàng lọc kĩ càng trong quá trình dạy học theo tiêu chuẩn quốc tếđối với những ngành nghề chuyên về kĩ thuật. Tổ chức thi tốt nghiệp theo cơ chế chặt chẽ, đảm bảo chất lượng thực sự của bằng cấp và học vị…

¾ Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, tăng cường phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài

- Tạo một nền dân trí rộng rãi để tăng khả năng xuất hiện nhân tài và có biện pháp tốt nhất nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng xuất hiện.

- Hình thành các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trường chuyên, lớp chọn để chọn được những người có triển vọng.

Đó là hai phương thức nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, cụ thể của phương pháp này là:

+ Tạo cơ hội cho đông đảo mọi người lao động tiếp thu học vấn đại học bằng nhiều hình thức như: Đại học tại chức, học văn bằng hai…để giúp người lao động nâng cao trình độ.

+ Tiếp tục duy trì và nâng cao các biện pháp, phong trào nhằm khuyến khích tài năng trong học tập và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)