6.1.VÀI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (Trang 81 - 83)

- Địa điểm giao hàng được ghi rõ trong hợp đồng Cách này ít dùng

6.1.VÀI NÉT VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ.

Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25.09.1989 “ Hợp đồng kinh tế là văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” điều 1.

6.1.2.Hợp đồng kinh tế có tính bắt buộc.

a.Căn cứ để ký kết hợp đồng là:

+ Định hướng kế hoạch nhà nước, chính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật.

+ Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng.

+ Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh , chức năng hoạt động kinh tế của mình + Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảmvề tài sản của bên ký hợp đồng

b. Các bên ký hơp đồng kinh tế là: + Pháp nhân với pháp nhân

+ Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Người ký hợp đồng kinh tế :

Phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh - Người đứng đầu pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng kinh tế

Người được uỷ quyền chỉ được ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi uỷ quyền và không được uỷ quyền cho ngưoừi thứ ba.

c.Nội dung của hợp đồng kinh tế + Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế

+ Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên + Đối tượng của hợp đồng kinh tế, tính bằng khối lượng, trọng lượng + Chất lượng, chủng loại và quy cách

+ Giá cả + Bảo hành

+ Điều kiện nghiệm thu, giao nhận + Phương thức thanh toán

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế + Thời hạn hiệu lực của hợp đồng kinh tế

+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế + Các thoả thuận khác

d.Vấn đề thay đổi, đình chỉ, thanh lý hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế được thanh lý khi

+ Nó đã được thực hiện xong

+ Thời hạn hiệu lực của nó đã hết và các bên không thoả thuận kéo dài thời hạn đó.

+ Bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ.

+ Không được tiếp tục thực hiện do bên nhận chuiyển giao nghĩa vụ không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng hoặc do bên ký kết bị giải thể

Phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt bội ước từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Giải quyết các tranh chấp phát sinh

+ Tự thương lượng, nếu không có kết quả thì có thể đưa ra toà án kinh tế hoặc trọng tài kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (Trang 81 - 83)