Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về Con ngườ

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 51)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Con người

a, Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử

Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp ("giải phóng con người", "người ta", "con người',"ai"...) nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Đó là con người hiện thực, cụ thể, cảm tính, khách quan.

b, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội

- Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất, trong quá trình lao động sản xuất các mối quan hệ được xác lập.

Trong quá trình lao động sản xuất, con người dần dần nhận thức được các hiện tượng, qui luật của tự nhiên của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau... và cũng chính từ đó các mối quan hệ đó được xác lập.

- Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử

Con người mang tính lịch sử cụ thể: tuỳ theo từng thời điểm lịch sử, gắn liền với từng thời kì cách mạng, Người dùng khái niệm này hay khái niệm khác để chỉ "con người" và xem xét nó trong những bình diện, những chiều khác nhau.

- Con người là tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng

Xét về bản chất, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, Hồ Chí Minh quan niệm "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người".

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược

“trồng người"

a, Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người - Con người là vốn quý nhất

Nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh: "trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân, trong thế giới không gì

mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". Vì vậy, Người cho rằng " việc dễ mấy không có dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong".

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. "lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi". - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng

+ Con người là mục tiêu của cách mạng.

Mục tiêu của một cuộc cách mạng triệt để: đích cuối cùng là để giải phóng con người, đem lại tự do hạnh phúc cho con người.

Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của con người.

+ Con người là động lực của cách mạng.

Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức.

Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo.

Giữa con người- mục tiêu và con người- động lực có một mối quan hệ biện chứng. b, Quan điểm về chiến lược "trồng người”

- “trồng người” là yêu cầu khách quan, một chiến lược Sự nghiệp "trồng người" là chiến lược hàng đầu của cách mạng. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí

Minh rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người "vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

- Chiến lược "trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phỏt triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược "trồng người” phải coi trọng vai trò giáo dục và đào tạo

Để thực hiện chiến lược “trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục- đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lại tươi sáng cho thanh niên, ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh niên. Theo Hồ Chí Minh phải xây dựng con người một cách toàn diện: đức- trí- thể- mĩ

+ Xây dựng mục đích, lối sống cao đẹp cho con người. + Bồi dưỡng về đạo đức cách mạng.

+ Bồi dưỡng về trí tuệ, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật. + Nâng cao sức khoẻ.

KẾT LUẬN

- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh

+ Đề cao vai trò của văn hóa, gắn văn hóa với phát triển

+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. + Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội. + Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam.

- Ý nghĩa của việc học tập

+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.

+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người.

+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w