Đánh giá về những lợi ích mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC

Một phần của tài liệu Tổng quan về tổ chức apec (Trang 41 - 49)

Khó có thể đo lường những lợi ích cụ thể về thương mại và đầu tư mà Việt Nam có được trong quá trình tham gia APEC. Nhưng điều đặc biệt quan trọng là thông qua việc gia nhập và tham gia APEC, Việt Nam tạo ra được một môi trường thuận lợi hơn để

phát triển. thông qua các hoạt động ở một diễn đàn đa phương như APEC, Việt Nam có cơ hội để thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các đối tác lớn hoặc các đối tác xa cách về địa lý. Gia nhập APEC, khuôn khổ hợp tác có tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực, Việt Nam có điều kiện thuận lơi thúc đẩy khuôn khổ quan hệ ổn định và lâu dài với tất cả các nền kinh tế lớn. Tạo dựng được mối quan hệ “cân bằng” với các nước lớn sẽ giúp Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu cơ bản trở thành là một nước công nghiệp vào năm 2010.

1.2.2.Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2006

Hội nghị cấp cao của APEC mỗi năm diễn ra một lầnvà tổ chức các hội nghị cấp cao là một trong những hoạt động quan trọng của APEC.Năm 2006 được coi là một trong những bước tiến quan trọng của Việt Nam,Việt Nam đã đăng cai tổ chức APEC lần thứ 14

1.2.2.1-Chủ đề chính của APEC và 4 tiểu chủ đề

• Chủ đề chính APEC 2006 là “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng”.

• 4 tiểu chủ đề

 Tăng cường thương mại và đầu tư thông qua thực hiện lộ trình Busan và thúc đẩy vòng đàm phán phát triển Doha.

 Tăng cường hợp tác kinh tế-kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách và phát triển bền vững

 Thúc đẩy một môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi

 Tăng cường gắn kết cộng đồng

Cụ thể hóa mục tiêu này được tập trung vào những vấn đề như tăng cường đầu tư và thương mại theo kế hoạch đã vạch ra ở Busan, và chương trình nghị sự phát triển Doha. Ngoài ra APEC Viet Nam sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật nhằm làm giảm khoảng cách và phát triển bền vững, cải thiện môi trường kinh doanh vững chắc và có thiện chí, thúc đẩy mối liên hệ trong cộng đồng.

Tổ chức APEC 2006 tại Việt Nam là một nhiệm vụ năng nề song cũng là vinh dự to lới của đất nước. Việc tổ chức APEC 2006 phải đặt yêu cầu về việc để lại dấu ân về cả nội dung lẫn công tác tổ chức, nâng cao hình ảnh của Việt Nam, một đất nước cởi mở, năng động, có t ruyền thống văn hóa, an toàn đảm bảo hội nghi được tiến hành trong không khí hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương, đẩy mạnh du lịch, đầu tư vào Việt Nam trong và sau APEC.

1.2.2.2-Công tác chuẩn bị cho APEC

Là thành viên đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế vẫn còn mức thấp song Việt Nam đã được các nền kinh tế thành viên tín nhiệm chọn là chủ nhà của Hội Nghị

43 APEC 2006. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của nền kinh tế thành viên đối với những đóng góp tích chực của Việt Nam trong những năm qua, đồng thời cũng khẳng định vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế đa phương. Để đáp lại niềm tin của cộng đồng Quốc tế, Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị cho sự thành công của APEC 2006 mang đậm bản sắc Việt Nam. Để chuẩn bị cho hoạt động của APEC 2006, Việt Nam đã có những bước đi rất sớm:

 Tháng 3/2004, Việt Nam đã thành lập Nhóm công tác liên ngành về APEC 2006 nhằm thực hiện các công tác chuẩn bị về thi chọn logo, xác định thời gian, địa điểm cho tuần lễ cấp cao tổ chức hội nghị quốc tế về chủ đề và các ưu tiên của APEC 2006.

Với vai trò là chủ nhà khoảng 110 hội nghị các Bộ Trưởng kinh tế APEC, Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại APEC, Hội nghị Chủ Tịch/ Tổng giám đốc các công ty APEC và các sự kiện khác trong tuần lễ cấp cao APEC sẽ được tổ chức ở Hà nội từ 12/11-19/11. Việt Nam cũng phải xây dựng chủ đề lớn cho hợp tác APEC trong năm, cụ thể hóa thành các chủ đề nhỏ và triển khai thành các chương trình hoạt động cụ thể và chủ trì giám sát việc thực hiện.

 Ngày 5/8/2005, Uỷ ban quốc gia về APEC 2006 được thành lập do Phó Thủ tướng Vũ Khoan làm Chủ tịch. Hai Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Thương mại. Uỷ ban quốc gia về APEC 2006 gồm 5 tiểu ban: Nội dung, Vật chất - Hậu cần, Anh ninh, Văn hoá Tuyên truyền và Lễ tân. Ban Thư ký APEC do Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng (đồng thời là Chủ tịch SOM) làm Trưởng ban. Ban Thư ký có nhiệm vụ giúp việc cho Uỷ ban quốc gia va điều hành công việc hàng ngày, bao gồm 02 đơn vị trực thuộc là Văn phòng Chủ tịch SOM và Nhóm Task Force.

 Ngày 25/1/06 Ủy ban Quốc gia về APEC đã được thành lập và ra mắt tại Hà Nội khởi động cho những hoạt động chuẩn bị của Việt Nam cho Hội nghi Cấp cao APEC vào tháng 11/06. Cơ cấu Ủy ban gồm có 5 tiểu ban chuyên trách về Nội dung, Vật chất-Hậu cần, An ninh, Tuyên truyền-Văn hóa và Lễ tân . Ban thư ký APEC cũng được thành lập để giúp việc cho Ủy ban Quốc gia và đã đi vào hoạt động từ tháng 2/06.

->APEC 2006 là sự kiến quốc tế quan trọng, qui mô nhất của mà Việt Nam đứng ra tổ chức từ trước đến nay. Hội nghị diễn ra trong thời điểm được các nhà ngoại giao mô tả là rất "thú vị" với Việt Nam do chúng ta vừa trở thành thành viên chính thức của WTO.

1.2.2.3-Các sự kiện quan trọng diễn ra trong kỳ tổ chức APEC

Tham dự tuần lễ thượng đỉnh APEC tại Hà Nội có 21 đoàn chính thức với hơn 10.000 người bao gồm hơn 5.000 đại biểu chính thức và tùy tùng, gần 1.000 đại biểu doanh nghiệp và trên 1.500 phóng viên báo chí…

Theo chương trình, trong tuần lễ cấp cao sẽ có 17 sự kiện chính, trong đó nổi bật là:

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 (18-19/11), Hội nghị liên bộ trưởng lần thứ 18, Hội nghị các quan chức cao cấp của APEC tổng kết công việc 2006, Hội nghị hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (14-16/11), Hội nghị thượng đỉnh các Tổng giám đốc doanh nghiệp (17-19/11).

Một số sự kiện APEC tại Việt Nam

-Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC . Địa điểm: Hà Nội, thời gian: 18-19/11. Đây là sự kiện quan trọng nhất, với sự tham dự của lãnh đạo, nguyên thủ các nền kinh tế APEC.

-Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC. Địa diểm: Hà Nội, 15-16/11 -Hội nghị bộ trưởng phụ trách thương mại APEC. Địa điểm:TP.HCM, 1-2/6

-Hội nghị bộ trưởng phụ trách tài chính APEC. Địa điểm:Hà Nội,4-8/9

-Hội nghị bộ trưởng phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đđ: Hà Nội, 25-29/9 -Hội nghị bộ trưởng phụ trách du lịch. Đđ: Hội An, 12-18/10

-Hội nghị các quan chúc cao cấp SOM I(Hà Nội, 20/2-2/3) SOM II(TPHCM, 20- 30/5),SOM III( miền trung, 3-14/9) SOM kết thúc (Hà Nội, 12/11) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Hội nghị cấp cao các chủ tịch/tổng giám đốc với sự tham gia của hơn 500 công ty hàng đầutại khu vực APEC (Đđ: Hà Nội, 17-19/11)

Ngoài ra còn có các hội nghị, hội thảo chuyên ngành của hơn 50 ủy ban, tiểu ban, nhóm công tác của APEC, trại hè thanh niên APEC 2006, triển lãm hội chợ APEC 2006…

a-Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC . Địa điểm: Hà Nội, thời gian: 18-19/11.

Trưa 19-11, Hội nghị Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14 (AELM-14) đã kết thúc thành công, thông qua Tuyên bố Hà Nội và một số văn kiện quan trọng khác, khép lại Tuần lễ Cấp cao APEC 2006 tại Hà Nội và năm APEC 2006 tại Việt Nam.

Sau hai phiên họp kín ngày 18 và 19-11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14 (AELM-14) đã kết thúc thành công. Trưa 19-11, tại Đại sảnh Trung tâm Hội nghị quốc gia, Chủ tịch AELM-14 Nguyễn Minh Triết đã đọc tuyên bố Hà Nội, khẳng định sự nhất trí cao của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC về những kết quả của APEC 2006 và định hướng phát triển của APEC, khép lại Tuần lễ Cấp cao APEC 2006 (từ ngày 12 đến 19-11) tại Hà Nội và năm APEC Việt Nam 2006.

45 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đọc Tuyên bố Hà Nội

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều 19-11, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho biết với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh

vượng” do Việt Nam đề xuất, các nhà Lãnh đạo APEC đã thảo luận hai nội dung chính là đẩy

mạnh thương mại và đầu tư trong một thế giới đang thay đổi và những nhân tố cơ bản bảo đảm tính năng động, sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong APEC.

Thứ nhất, các Nhà Lãnh đạo APEC ra một tuyên bố riêng về vòng đàm phán Doha, khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ và đặc biệt nhấn mạnh một số biện pháp thiết thực nhằm sớm khởi động lại vòng đàm phán. Với tư cách Chủ tịch Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC - 14 và là một thành viên mới của WTO, Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực trong vấn đề này và coi đây là đóng góp quan trọng của Việt Nam ngay sau khi trở thành thành viên WTO.

Thứ hai, các Nhà Lãnh đạo APEC đã phê chuẩn Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện Lộ trình Busan hướng đến Mục tiêu Bogor. Các Nhà Lãnh đạo đánh giá cao ý nghĩa và nội dung Bản kế hoạch Hành động, cho rằng đây là cơ sở mang tính định hướng cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong 15 năm tới và góp phần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác của APEC. Đây là sáng kiến quan trọng của Việt Nam, để lại dấu ấn của Việt Nam trong tiến trình phát triển của APEC.

Thứ ba, các Nhà Lãnh đạo thông qua các khuyến nghị cải cách APEC với nhiều biện pháp cụ thể nhằm làm cho APEC ngày càng có sức sống mạnh mẽ, năng động, hiệu quả hơn. Đây là kết quả hết sức có ý nghĩa đối với tương lai phát triển của APEC.

Thứ tư, các Nhà Lãnh đạo cam kết cần tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác nhằm bảo đảm an ninh cho nhân dân trong khu vực. Các Nhà Lãnh đạo cho rằng chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh trên thế giới và trong khu vực. Theo đó, Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14 hoan nghênh các sáng kiến đã được thông qua về chống khủng bố. Bên cạnh đó, các Nhà Lãnh đạo cũng nhất trí cần tăng cường và mở rộng hợp tác nhằm ngăn chặn dịch

bệnh, thiên tai, những biến động về năng lượng, những nguy cơ có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh mạng và cuộc sống của mọi người dân.

Thứ năm, các Nhà Lãnh đạo thông qua Tuyên bố của Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 18 và Tuyên bố của các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức trong năm 2006 tại Việt Nam gồm Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Hội nghị Bộ trưởng về Cúm gia cầm, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội của Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14, khẳng định sự nhất trí cao của các Nhà Lãnh đạo về những kết quả của APEC 2006 và định hướng phát triển của APEC.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng thông báo hai hoạt động quan trọng khác của các Nhà Lãnh đạo APEC bên lề Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 14: các Nhà Lãnh đạo đã có cuộc Đối thoại với Hội đồng Tư vấn Doanh nhân APEC (ABAC); nhiều vị Lãnh đạo đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các Tổng giám đốc Doanh nghiệp (CEO Summit).

b-Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC. Địa diểm: Hà Nội, 15-16/11

(Hội nghị liên bộ trưởng ngoại giao-thương mại APEC. Địa diểm: Hà Nội, 15-16/11)

Ngày thứ tư của Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra với hàng loạt các hoạt động lớn: Khai mạc Hội nghị liên bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại APEC lần thứ 18 (AMM - 18), khai

47 mạc Diễn đàn đầu tư APEC 2006 và tiếp tục Hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh lần thứ tư (ABAC-4), cùng hàng loạt các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương và các cuộc họp báo khác.

AMM-18 diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia trong thời gian hai ngày với sự tham dự của các Bộ trưởng đến từ 21 nền kinh tế thành viên. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Bộ trưởng Thương mại của Việt Nam Trương Đình Tuyển tham dự hội nghị này. AMM-18 mở đầu bằng phiên họp kín với những nội dung liên quan đến chính sách kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị đối với kinh tế toàn cầu và khu vực và coi đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm APEC 2006. Hội nghị sẽ xem xét những tiến bộ đã đạt được trong năm vừa qua và thảo luận các hành động và các sáng kiến nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và xây dựng một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, vì sự phát triển thịnh vượng của khu vực.

Với nhiệm vụ xem xét các nội dung do Hội nghị các quan chức cấp cao phiên tổng kết (CSOM) đệ trình và để chuẩn bị các báo cáo cuối cùng trình lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, sẽ diễn ra trong hai ngày 18 và 19-11 tới, AMM-18 sẽ tập trung vào các vấn đề: Tăng cường hệ thống thương mại đa phương; Các Thỏa thuận thương mại khu vực (RTAs) và Hiệp định Thương mại tự do (FTAs); Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ trình Bu-xan; Tiến trình hợp tác với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Vấn đề chống khủng bố; Cải cách APEC và tương lai của tiến trình APEC...

Các chủ đề Tăng cường tính minh bạch, chống tham nhũng; An ninh con người; Xây dựng năng lực và Hợp tác kỹ thuật cũng là những nội dung được các Bộ trưởng chú trọng trong phiên họp này.

Tại phiên khai mạc, Tổng giám đốc WTO, ông Pa-xcan La-mi cũng đã phát biểu, thông báo cho các vị bộ trưởng về những diễn biến gần đây nhất xung quanh những cố gắng khôi phục các vòng đàm phán của WTO.

c-Hội nghị các quan chúc cao cấp SOM I(Hà Nội, 20/2-2/3) SOM II(TPHCM, 20- 30/5),SOM III( miền trung, 3-14/9) SOM kết thúc (Hà Nội, 12/11)

Sáng 12.11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, phiên không chính thức Hội nghị các quan chức cấp cao APEC kỳ tổng kết (CSOM) đã khai mạc với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC; đại diện Ban thư ký APEC, Ban thư ký ASEAN và một số tổ chức quốc tế khác.

CSOM có nhiệm vụ thảo luận, thống nhất những vấn đề đã được bàn thảo tại các cuộc họp SOM diễn ra trong suốt năm 2006, tập trung vào các nội dung: thúc đẩy tự do thương mại, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường minh bạch hóa, đẩy mạnh hợp tác an ninh, trao đổi du lịch và văn hóa... Tại CSOM, các đại biểu cũng trao đổi về kế hoạch hành động Hà Nội để thực hiện lộ trình Busan, biện pháp mẫu về một khu vực mậu dịch tự do và hiệp định thương mại tự do giữa các thành viên APEC, xem xét đề án về chống vi phạm bản quyền, chống khủng bố... Liên quan đến vòng đàm phán Doha, có khả năng vào cuối tuần này, các nhà lãnh

Một phần của tài liệu Tổng quan về tổ chức apec (Trang 41 - 49)