- Hoàng Liên Sơn, Trà My.
T cđ gió trung bình năm ộ rạm ốc độ (m/s)
THỜI TIẾT KHÔ NÓNG
Số ngày trung bình năm xảy ra khô nóng
Vùng Số ngày khô nóng Tây Bắc 20-40 Đông Bắc 5-20 Đồng bằng Bắc Bộ 10-20 Bắc Trung Bộ 30-60 Nam Trung Bộ 30-60 Vùng núi Bắc Trung Bộ >60 Vùng núi Bắc Trung Bộ >60
Mùa thời tiết khô nóng bắt đầu từ tháng III, IV
Mùa thời tiết khô nóng kết thúc: - Phía Bắc: Tháng VIII
- Nam Trung Bộ : IX
Mùa thời tiết khô nóng cao điểm - Phía Bắc: Tháng V, VI, VII
Dông
Ở miền Bắc, số ngày dông dao động từ 70-100
ngày/năm, vùng nhiều dông nhất là vùng Tiên Yên - Móng Cái (100-110 ngày/năm),
Vùng ít dông nhất là Quảng Bình, hàng năm chỉ dưới 80 ngày có dông.
Mùa dông ở Bắc Bộ từ tháng V-IX, ở Tây Bắc ngay từ tháng IV đã có dông.
Ở miền Nam, số ngày dông từ 40-100 ngày/năm.
Khu vực nhiều dông nhất là Ðồng bằng Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh- 138 ngày/năm, Hà Tiên 129 ngày/năm).
Vùng ít dông nhất là ven biển miền Trung (Nha Trang 39 ngày/năm, Qui Nhơn 46 ngày/năm).
Tây Nguyên cũng có ít dông hơn ở Nam Bộ (Ðà Lạt có 52 ngày dông/năm, Pleyku 91 ngày). Mùa dông ở Nam Bộ từ tháng IV-XI, ở Tây Nguyên từ tháng III-X.
trung bình hàng năm có 3,7 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
Năm nhiều bão nhất có 11 cơn (1964), năm ít nhất chỉ có 1 cơn (1922, 1945 ).
Miền Bắc nhiều bão hơn miền Nam. Trung bình miền Bắc có 2,5 cơn/năm, miền Nam 1,2 cơn/năm. Phân bố bão từ cuối tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI, bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó là tháng VIII và tháng X
Tháng IX nhiều bão ảnh hưởng hơn cả, có khoảng 2 cơn
Tháng V và tháng XII, 5 đến 7 năm mới xảy ra một lần, tháng IV từ 10 – 15 năm mới có một lần, tháng I,II và III rất hiếm khi có bão.
Ðoạn bờ biển từ Bắc Bộ vào Thanh Hóa bão Đến sớm nhất, từ tháng V Đến tháng X, Đoạn bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An Đến Ba Làng An(Bình Sơn- Quảng Ngãi) bắt đầu từ tháng VII đễn tháng X; Từ Ba Làng An đến Mũi Dinh có sự chuyển biến trong mùa bão, mãi tới tháng IX mới bắt đầu mùa bão, kết thúc vào tháng X. Vào tới bờ biển Nam Bộ, bão chỉ gặp rất ít vào đầu mùa gió mùa Ðông Bắc với tần số nhỏ.
Về cường độ gió bão: ở vịnh Bắc Bộ đã quan sát được tốc độ gió tới 50m/giây ( Bạch Long Vĩ, ngày 30/V-1960, 9/IX-1963, Phủ Liễn, ngày 9/IX-1968, Văn Lý, Nam Ðịnh, ngày 9/IX-1963).
Ở bờ biển Nam bộ, tốc độ gió bão thường nhỏ hơn Bắc bộ, tốc độ cực đại là 30-35 m/giây (Quảng Ngãi ngày 19/X-1971). Nhìn chung, từ Trung Bộ trở vào ảnh hưởng của bão giảm đi rõ rệt, chỉ có 50% số năm gặp gió bão trên 15m/giây.
Bão gây mưa rất to, gió lớn từng đợt xung quanh mắt bão. Bão thường gây mưa to gió lớn, một đợt mưa bão trung bình có thể cho lượng mưa tới 500 – 700mm gây lụt lội trên vùng rộng lớn
Khi hoạt động của bão có sự phối hợp với hoạt
động của không khí lạnh vùng mưa lớn mở rộng ở phía bắc bão. Sau khi bão tan
trên cao có thể tồn tại vùng áp thấp hay rãnh áp
thấp tiếp tục gây mưa lớn tạo nên hình thế thời tiết mưa lớn.
Gió bão đẩy nước vào bờ cao hơn 5m, nhất là khi kết hợp với thuỷ triều lên cao
Các cơn bão mạnh có thể gây ra tố lốc ở rìa phần phía trước, phía phải so với hướng di chuyển của bão.
Trung bình ở vùng trung tâm bão không có sấm chớp do cơ chế trung hoà điện hiện chưa rõ.
Quỹ đạo trung bình qua các tháng của các cơn bão đổ bộ từ biển Đông
Đầu mùa dòng dẫn đường ở rìa phía nam áp cao cận nhiệt Tây Thái Bình Dương nằm ở vị trí bắc nhất trong năm nên đưa bão di chuyển chủ yếu vào phía nam Trung Quốc vào tháng 6 và đưa bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 7, tháng 8.
Sang tháng 9, tháng 10 xoáy thuận hành tinh mở rộng đẳng áp cao cận nhiệt xuống phía nam và hơi lệch tây nên quỹ đạo bão bị đẩy xuống phía
Tháng 11, 12 bão có thể đổ bộ vào Nam Bộ.
Hoạt động phối hợp của bão và dải hội tụ nhiệt đới đóng vai trò quy định, tháng cực đại mưa ở Bắc Bộ (tháng 8), Bắc Trung Bộ (tháng 9) và Nam Trung Bộ (tháng 10).