MyColumn.Cells(myColumn.Rows.Count + 1,1) = Tong 11 Next myColumn

Một phần của tài liệu vba_excel-draft (Trang 52 - 53)

M ở workbook

10. myColumn.Cells(myColumn.Rows.Count + 1,1) = Tong 11 Next myColumn

11. Next myColumn

12. End Sub

Dòng thứ 5 là vòng lặp cho phép duyệt qua từng cột trong vùng dữ liệu A1:D3. Mỗi cột lại là một vùng dữ liệu, vì thể lại tiếp tục duyệt qua từng ô trong vùng dữ liệu đó, điều này được thực hiện ở dòng thứ 7. Dòng thứ 10 dùng đế gán giá trị tổng tính được của mỗi ô vào ô dưới cùng của cột.

7.4.3.Vùng có cha d liu – Thuc tính UsedRange

UsedRange là một thuộc tính rất hữu dụng của đối tượng Worksheet. Thuộc tính này trả về dùng dữ liệu là hình chữ nhật bao của tất cả các ô có chứa dữ liệu. Góc trên bên trái của hình chữ nhật là ô đầu tiên có chứa dữ liệu, còn góc dưới bên phải của hình chữ nhật là ô cuối cùng có chứa dữ liệu. Các ô có chứa dữ liệu được hiểu là những ô có chứa thông tin như: giá trị, định dạng và chú thích. Hình sau minh hoạ rõ hơn về thuộc tính UsedRange.

Mặc dù trong vùng dữ liệu trả về của thuộc tính UsedRange có chứa cả những ô không có dữ liệu, nhưng như vậy đã là hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn là so với việc duyệt qua tất cả các ô trong worksheet. Ví dụ sau sẽ duyệt qua tất cả các ô có chứa dữ liệu và chọn những ô có giá trị âm trên worksheet hiện hành:

Sub Su_dung_UsedRange( )

For Each cel In ActiveSheet.UsedRange

If cel.Value < 0 Then str = str & cel.Address & "," Next If str <> "" Then str= Left(str, Len(str) - 1) ActiveSheet.Range(str).Select End If End Sub

Ví dụ trên lấy về địa chỉ của tất cả các ô có giá trị âm và sử dụng dấu “,”ngăn cách giữa địa chỉ của các ô để lấy hợp của tất cả các ô (xem thêm mục “Tham chiếu đến đối tượng Range” trang

38). Sau khi kết thúc vòng lặp, chuỗi str sẽ có kiểu là “$A$1,$D$5,” nên dòng lệnh If cuối cùng sẽ cắt ký tự cuối cùng của chuỗi str để chuyển về dạng thức địa chỉ đúng “$A$1,$D$5”. Câu lệnh Len(str) trả về chiều dài của chuỗi ký tự str. Còn câu lệnh Left(str,n) trả về n ký tự nằm ở bên trái của chuỗi ký tự str.

7.5. Làm việc với biểu đồ

Tính năng biểu đồ trong Excel khá ấn tượng. Một biểu đồ có thể thể hiện nhiều kiểu dữ liệu khác nhau trong Excel. Excel hỗ trợ hơn 100 loại biểu đồ khác nhau và người dùng có thể điều khiển hầu như tất cả các thành phần trong biểu đồ bởi lẽ, mỗi thành phần trong biểu đồ chính là một đối tượng với các phương thức và thuộc tính khác nhau. Vì vậy, việc lập trình với biểu đồ là không dễ, nhưng một khi đã hiểu rõ cây phân cấp đối tượng thì kết quả sẽ ấn tượng hơn rất nhiều.

Tuỳ theo vị trí mà biểu đồ trong Excel được phân thành 2 loại sau:

Ø

ØBiểu đồ nhúng – ChartObject: là dạng biểu đồ nằm bên trong một worksheet. Trong một worksheet có thể chứa nhiều biểu đồ nhúng khác nhau và các biểu đồ này có thể được truy xuất thông qua tập đối tượng ChartObjects có trong đối tượng worksheet.

Ø

ØBiểu đồ độc lập – ChartSheet: là dạng biểu đồ nằm trong một sheet riêng biệt, gọi là chartsheet. Mỗi một chartsheet chỉ có thể chứa một biểu đồ dạng này mà thôi. Biểu đồ dạng này có thể được truy xuất thông qua tập đối tượng Charts có trong đối tượng workbook.

Biểu đồ dù là dạng nhúng hay độc lập đều có cùng một kiểu dữ liệu là Chart. Hơn nữa, trong hầu hết các bảng tính, các biểu đồ thường được nhúng trong worksheet để tiện cho việc trình bày. Chính vì vậy, các ví dụ sau được minh hoạ dựa trên các thao tác đối với biểu đồ nhúng.

7.5.1.To mi biu đồ

Cách nhanh nhất để tạo biểu đồ bằng mã lệnh là sử dụng phương thức ChartWizard của đối tượng Chart. Với phương thức này, người lập trình có thể tạo được biểu đồ chỉ trong 2 bước:

Một phần của tài liệu vba_excel-draft (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)