Cách thức gọi chương trình con.

Một phần của tài liệu vba (Trang 56 - 57)

L b= Bound(Mang_bandau): U b= UBound(Mang_bandau)

9.5. Cách thức gọi chương trình con.

Với trường hợp dự án (Project) gồm nhiều thành phần (các mô-đun chuẩn, các UserForm,…) có chứa mã lệnh, nghĩa là ởđó có thể xây dựng hoặc có nhu cầu sử dụng chương trình con, thì trong cùng một mô-đun, không được phép xây dựng hai chương trình con trùng tên nhau, nhưng quy định này không áp dụng cho các mô-đun khác nhau, nghĩa là có thể tồn tại hai chương trình con có tên giống hệt nhau ở hai mô-đun khác nhau. Trong trường hợp trùng tên này, khi muốn sử dụng chương trình con nào thì phải chỉ rõ nơi chứa nó, và tốt nhất, khi sử dụng bất cứ chương trình con nào của mô-đun khác thì nên chỉ rõ cả tên mô-đun đó.

Gọi chương trình con dạng hàm (Function) 

Khi gọi chương trình con dạng hàm (Function), danh sách tham s phi được đặt trong cp kí t “( )” sau tên chương trình con.

<Tên_mô-đun>.<Tên_hàm>(<danh_sách_tham_số>)

Mô-đun ở đây có thể là một mô-đun chuẩn (Module), UserForm hoặc một đối tượng mà người dùng đang xét. Danh sách tham số phải được truyền theo đúng thứ tự như ở phần khai báo chương trình con.

Ví dụ: mô-đun chuẩn mdlMatcat chứa hàm TinhDTHH(h,b) thì cú pháp gọi hàm đó là: mdlMatcat.TinhDTHH(ph,pb)

với ph, pb là những biến được truyền vào trong hàm.

Gọi chương trình con dạng thủ tục (Sub) 

Khi gọi chương trình con dạng thủ tục (Sub), danh sách tham sốđặt tiếp sau tên thủ tục và kí tự trống, các tham s không cn đặt trong cp kí t “( )”.

<Tên_mô-đun>.<Tên_thủ tục> <danh_sách_tham_số>

Ví dụ: trong mô-đun chuẩn mdlDAH chứa thủ tục TinhDTDAH(S) thì cú pháp gọi thủ tục đó là: mdlDAH.TinhDTDAH pS

với pS là những biến được truyền vào trong thủ tục.

Gọi chương trình con với các tham số gán theo tên 

Trong cách gọi chương trình con theo kiểu thông thường như trên, danh sách tham số truyền vào phải đúng thứ tự như trong phần khai báo của chương trình con đó. Ngoài ra, VB còn cho phép gọi chương trình con với trật tự tham số tuỳ ý mà vẫn đảm bảo sự truyền tham số chính xác thông qua tên của tham số.

Ví dụ, với hàm DT(w,h,r) ở phần trên thì hai cách gọi sau là tương đương: DT (100,200,30)

Trong dòng thứ nhất, luôn có sự ngầm hiểu trình tự các tham số là: w,h,r, đây chính là trình tự khi định nghĩa hàm DT. Còn ở dòng thứ 2, trình tự theo định nghĩa của hàm DT không có ý nghĩa nữa bởi đã có sự chỉ rõ: Tên biến := Giá trị cần gán. Chú ý đến ký hiệu ( := ) và trình tự bất kỳ của các tham số.

Việc sử dụng tham số gán theo tên khi gọi chương trình con đặc biệt tiện lợi khi chương trình con có nhiều tham số tuỳ chọn và người dùng không có ý định sử dụng hết các tham sốđó.

Một phần của tài liệu vba (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)