a. Bảo vệ và phát triển thành viên
Nhà ở là một tổ ấm bảo đảm cho các thành viên của gia đình chống lại được mọi khắc nghiệt và những ảnh hưởng trực tiếp của môi trường khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội, bảo đảm để mọi thành viên của nó tìm thấy ở đấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng, có những điều kiện để bản thân phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức và phát triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục nòi giống của mình. Muốn vậy nhà ở cần phải độc lập, kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên...
b. Tái phục sức lao động
Con người ngày nay bình quân có thể sống ngoài xã hội khoảng 40 - 50 quỹ thời gian ngày để đi lại và lao động,, còn 60% là sự sống riêng tư trong ngôi nhà - “tổ ấm” gia đình. Trong ngôi nhà này chủ yếu quỹ thời gian đó là để tái phục sự lao động, để cho ngày hôm sau lại có thể không chỉ tồn tại mà còn tiếp tục cống hiến lâu dài cho xã hội. Muốn thế, tại nhà ở, con người cần các loại sinh hoạt và không gian tương ứng sau
Phải ăn uống (bếp, phòng ăn...)
Phải ngủ, nghỉ (phòng yên tĩnh, kín đáo... và nơi nghỉ ngơi thư giãn hoạt động riêng tư)
Phải vệ sinh cá nhân (tắm rửa, xí tiểu)
Phải tiếp tục hoàn thiện mình (nghiên cứu học tập...) lành mạnh hoá thể chất, tình cảm và tinh thần (thể dục hưởng thụ, giao tiếp với thiên nhiên, giải trí)
Xã hội hay giáo dục xã hội ban đầu
Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng. Vì thế, nhà ở cần phải tạo điều kiện để gia đình và thành viên của nó có mối quan hệ thuận tiện và chặt chẽ với cộng đồng láng giềng, có mối quan hệ với đồng nghiệp, với những người ruột thịt, có quan hệ huyết thống hay thân tộc...
Yếu tố này liên quan đến
Phòng khách, chỗ sinh hoạt gia đình Chỗ giao tiếp xã hội (cổng, ngõ, hiên...)
Xã hội hoá trẻ em (giúp trẻ em dần làm quen với xã hội để đi vào đời đỡ bỡ ngỡ...) cũng cần sân vườn, cổng, ngõ, góc riêng cho trẻ.
c. Chức năng văn hoá giáo dục
Nhà ở gia đình phải là cơ sở để giúp con người hoàn thiện được mình về mọi mặt như xây dựng mẫu gia đình văn hoá, tế bào lành mạnh của xã hội, cụ thể là tạo điều kiện xây dựng nếp sống của văn hoá gia đình như không khí ấm cúng, không khí thân thương hoà thuận (có nơi sinh hoạt của riêng từng nhóm nhỏ thành viên gia đình, của từng thành viên), sự ngăn nắp trật tự trong tổ chức sống (kho, tủ...); Những nơi sinh hoạt tâm linh như thờ cúng, tưởng niệm, cầu nguyện...; có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất hài hoà với tinh thần (nơi tiếp cận dễ dàng với thiên nhiên, không gian yên tĩnh, hợp vệ sinh...)
d. Chức năng kinh tế
Bảo đảm chỗ ở của gia đình ngày xưa còn có những không gian để phục vụ cho việc làm nghề, cũng như sinh hoạt sinh lợi của chủ hộ gia đình, để gia đình có điều kiện tồn tại và phát triển ổn định (an cư lạc nghiệp) theo sự phân công của xã hội. Trước đây chức năng này rất được coi trọng ngày từ khi xã hội chưa có sự phân hoá phân công cao độ: mỗi ngôi nhà là một đơn vị kinh tế độc lập, tự cung, tự sản.
- Ví dụ
Nhà ở nông thôn truyền thống là một đơn vị kinh tế gia đình tự cấp, tự túc.
Nhà ở thành thị chính là chỗ ở kết hợp những xưởng thủ công nhỏ ngay tại gia đình hoặc những nhà ở có cửa hàng buôn bán nhỏ phía trước, sản xuất và sinh hoạt ở phía trong (gian phòng, hiên, sân, vườn...)
Xã hội phát triển thì chức năng này ngày càng giảm yếu. Tuy nhiên, ta vẫn thấy trong nhà ở hiện đại vẫn cần tổ chức không gian phục vụ việc tận dụng thời gian để hoàn thiện chuyên môn, kỹ năng làm nghề hoặc sáng tạo nghiệp dư.
- Ví dụ
Phòng khám bệnh của chủ nhân là bác sĩ. Phòng sáng tác cho nghệ sĩ. Phòng khách của luật sư... Thư viện cho gia đình.