Những quyết sách của người làm kinh doanh dưới đây được cho là những quyết định kinh doanh khôn ngoan nhất mọi thời đại.
Puma trả 120.000 USD cho một lần buộc dây giày của Pelé
Thập niên 60 của thế kỷ XX, "cuộc chiến giày thể thao" giữa hai thương hiệu Puma và Adidas diễn ra căng thẳng đến mức đôi bên phải đưa ra
"Hiệp ước Pelé" - cấm sử dụng hình ảnh của Vua bóng đá Pelé để quảng bá sản phẩm của mình.
Theo LA Times, tại World Cup 1970, đại diện của Puma lúc đó là Hans Henningsen đã tiếp cận với Pelé. Trước khi trận chung kết diễn ra, Pelé đã xin phép trọng tài cho ông buộc lại dây giày. Và cả thế giới đã biết Pelé đi giày hiệu Puma.
Henry Ford và quyết định "không giống ai"
Những năm đầu thế kỷ XX, ở các nước công nghiệp, chuyện công nhân thay đổi chỗ làm rất thường diễn ra. Để ngăn chặn sự mất ổn định trong đội ngũ người lao động, Henry Ford đã có một quyết định "không giống ai": tăng gấp đôi lương trong khi giảm bớt một giờ làm mỗi ngày cho người lao động.
Quyết định này không những không gây thiệt cho công ty mà còn mang về lợi ích gấp nhiều lần: giữ chân người tài, giảm chi phí đào tạo, năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm tăng cao do công nhân không cảm thấy bị áp lực, uy tín thương hiệu cũng được gia tăng. Từ đây, một
tầng lớp trung lưu mới cũng hình thành, chủ yếu là các công nhân đủ tiền mua xe của Ford.
Porsche kiếm khoảng 40 triệu euro nhờ tin đồn
Năm 2006, hãng xe thể thao Porsche đã bỏ tiền mua một lượng lớn cổ phiếu của Volkswagen, không phải do ý định thâu tóm Volkswagen, mà chỉ từ mối quan hệ cá nhân. Nhưng thiên hạ thì đồn rằng Porsche sẽ mua Volkswagen, thị trường đã "dậy sóng" khi các nhà quản lý quỹ đầu cơ đua nhau mua cổ phiếu Volkswagen. Giá trị công ty nhờ đó tăng vọt và nhanh chóng được xếp vào hàng một trong những doanh nghiệp đắt giá nhất thế giới. Porsche đã kiếm được khoảng 30-40 triệu euro từ quyết định này. Herber Dow bán rẻ để thu lời lớn
Sau khi tìm ra phương pháp rẻ tiền để sản xuất brom, Herbert Dow sáng lập công ty hóa chất Dow Chemical. Dow Chemical khá phát triển ở Mỹ, nhưng không thể bước chân vào thị trường châu Âu vì nơi đây đã bị một liên minh khổng lồ của Đức nắm giá.
Quyết định đi "đường tắt", Herbert vào thị trường Anh, dùng giá thấp để buộc đối thủ phải bán tháo hàng sang Mỹ. Cùng lúc, Dow dừng bán hàng tại quê hương, mua lại toàn bộ số brom mà liên minh Đức bán ra tại đây, sau đó đem về châu Âu bán với giá của họ.
Chiến lược này đã giúp Herbert đánh gục đối thủ và trở thành kế sách chống lại độc quyền mới trong kinh doanh.
Thương hiệu đồ lót Spanx là do Sara Blakely sáng lập. Người phụ nữ trẻ này rất tự tin về sự khác biệt của sản phẩm của mình. Nhưng khi mới tiếp cận thị trường, cô đã bị hàng loạt nhà sản xuất cũng như khách hàng từ chối.
Rồi, Sara đã nghĩ ra một cách để giới thiệu sản phẩm: nhờ một người khách đi mua sắm tại Trung tâm thương mại Neiman Marcus thử sản phẩm của mình. Không lâu sau đó, show truyền hình Oprah Winfrey đã làm riêng một chương trình về Spanx, và từ đó thương hiệu này đã nổi tiếng. Sara tự mình làm các công việc từ tiếp thị, hậu cần cho đến định vị sản phẩm, cho đến khi công ty đạt mốc lợi nhuận 1 tỷ USD.
Blakely sở hữu 100% Spanx, không hề vay nợ, chưa từng đầu tư thêm và cũng chưa phải trả một đồng nào cho quảng cáo.
Trước khi iPod ra đời vào năm 2001, các loại tai nghe nhạc chỉ có 2 màu chủ đạo là xám sẫm hoặc đen. Mọi thứ thay đổi khi Jobs và đồng nghiệp ra mắt sản phẩm "thay đổi cuộc chơi" với chiếc iPod vỏ trắng, đặc biệt là tai nghe cùng màu.
Máy nghe nhạc của Apple trở thành sản phẩm duy nhất sở hữu tai nghe màu trắng. Sau đó, Apple có cả một chiến dịch quảng cáo chỉ tập trung vào mẫu tai nghe màu trắng. Thiết kế đặc biệt này được phát huy cho dòng điện thoại iPhone đang hết sức thành công.
Trong thảm họa sập hầm mỏ tại Chile năm 2010, hãng kính Oakley đã tặng 35 cặp kính râm cho các thợ mỏ để mắt họ được an toàn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sau 69 ngày bị mắc kẹt trong bóng tối. Mỗi cặp trị giá 180 USD.
Theo CNBC, toàn bộ thời gian giải cứu có xuất hiện kính của Oakley tương đương 41 triệu USD tiền quảng cáo được cả tỷ người trên thế giới theo dõi. Robert Taylor: Chặn nguồn cung của đối thủ
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, sản phẩm xà phòng nước mới có trên thị trường và được bán ra bởi một công ty nhỏ có tên Minnetonka. Sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng, nên Minnetonka quyết định mở rộng quy mô. Quyết định của Minnetonka khiến các doanh nghiệp lớn để ý, họ có nguy cơ mất thị trường vào tay các đối thủ có lợi thế về phân phối và quảng cáo.
Robert Taylor, ông chủ của Minnetonka lúc bấy giờ đã chi 12 triệu USD - một số tiền lớn gấp nhiều lần thị giá công ty - để mua lại hết sản lượng trong 1 đến 2 năm của các nhà máy sản xuất bơm nhựa - loại phụ kiện để dùng cho xà phòng nước. Thương vụ đã tiệt đường làm ăn của các ông lớn, giúp Taylor nắm được thị phần lớn trong tay. Sau này công ty đã được Hãng Colgate Palmolive danh tiếng mua lại.
Năm 1915, Coca-Cola phát động cuộc thi thiết kế chai với mục đích tạo ra loại chai thủy tinh không thể nhầm lẫn.
Thiết kế của Earl R. Dean - với dáng "thắt eo" giúp có thể dễ dàng được nhận dạng ngay cả trong bóng tối - đã được ghi tên vào lịch sử của Coca- Cola và được đăng ký bản quyền vào năm 1916.
Khoảng năm 1980, IBM thuê Bill Gates viết hệ điều hành riêng cho máy tính của họ. Bill đã mua bản quyền hệ điều hành QDOS của Tim Patterson với giá 50.000 USD, thay đổi trên nền đó, rồi đặt tên là MS-DOS và bán lại cho IBM.
Sau đó, Gates đã thuyết phục IBM cho ông bán phần mềm này ra thị trường. IBM đồng ý, bởi cho rằng tiền chỉ đến từ phần cứng. Rồi khi các công ty đua nhau sản xuất máy tính mang thương hiệu riêng, MS-DOS trở thành tiêu chuẩn và "chắp cánh" cho Microsoft.