Các biện pháp tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam (Trang 38 - 39)

III. Một số ý kiến nghị với Nhà nớc

1. Các biện pháp tín dụng

1.1. Tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

Mặc dù có tên gọi là tín dụng xuất khẩu, nhng đây là khoản tín dụng mà nớc xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp của nớc nhập khẩu để cho các doanh nghiệp này có điều kiện mua hàng của nớc xuất khẩu. Đây là tín dụng trung và dài hạn, thờng từ 2 đến 10 năm. Trong những trờng hợp đặc biệt có thể ngắn hơn nhng không dới 360 ngày nhu cầu tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhà nớc việt Nam cho phép họ đợc bán hàng theo phơng thức thanh toán chậm. Nếu tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đủ mạnh, họ có thể chờ đến khi đợc khách hàng thanh toán , nhng nếu tiềm lực tài chính yếu, thì họ thờng đề nghị Nhà nớc hỗ trợ bằng cách “mua lại” khoản nợ này hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các ngân hàng thơng mại. Đây là biện pháp hỗ trợ cần thiết để hàng gia vị Việt Nam có thể mở nối sang các nớc Châu Phi, nơi có nhiều tiềm năng trong tiêu thụ nhóm hàng ngày nhng đang bị vớng trong khâu thanh toán.

1.2. Bảo hiểm rủi ro không thanh toán

Khi tiếp cận thị trờng mới hoặc bạn hàng mới, ngời xuất khẩu thờng rất quan tâm tới khả năng thanh toán của bạn hàng. Có thể nói rủi ro trong thanh toán là rủ ro chính cản trở các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với thị trờng mới và bạn hàng mới. Vì vậy, nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới đã thiết kế các sản phẩm riêng để bảo hiểm cho rủ do loại nay. Ví dụ nh: Vơng quốc Anh còn lập ra một tổ chức công (Export Credits Guarantee Depertment) để cung ứng dịch vụ bảo hiểm rủ ro không thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Nhằm nâng cao khả năng thâm nhập các thị trờng mới cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng gia vị Việt Nam nói riêng, nên chăng Việt Nam cần xem xét thành lập một tổ chức nh vậy hoặc khuyến khích các công ty bảo hiểm Việt Nam tiếp thị các sản phẩm tơng tự. Tuy nhiên, có một điều cần lu ý: dù nhà cung ứng dịch vụ là tổ chức công (phi lợi nhuận) hay doanh nghiệp thì các nguyên tắc chủ đạo

của kinh doanh bảo hiểm vẫn phải đợc tuân thu triệt để. Không nên coi đây là công cụ bao cấp hoặc u đãi bởi làm nh vậy rất dễ gây tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w