Mô hình toán học trong miền thời gian 1 Khái niệm trạng thái và biến trạng thá

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động 1 (Trang 33)

b) Bộ giảm chấn dầu ép (không khí)

2.3Mô hình toán học trong miền thời gian 1 Khái niệm trạng thái và biến trạng thá

2.3.1 Khái niệm trạng thái và biến trạng thái 2.3.1.1 Khái niệm về trạng thái

Khái niệm trạng thái có trong cơ sở của cách tiếp cận hiện đại trong mô tả động học của các hệ thống đã được Turing lần đầu tiên đưa ra năm 1936. Sau đó khái niệm này được các nhà khoa học ở Nga và Mỹ ứng dụng rộng rãi để giải các bài toán điều khiển tự động.

Trạng thái của hệ thống được đặc trưng như là lượng thông tin tối thiểu về hệ, cần thiết để xác định hành vi của hệ trong tương lai khi biết tác động vào.

Nói một cách khác, trạng thái của hệ được xác định bởi tổ hợp các toạ độ mở rộng đặc trưng cho hệ.

Trạng thái của một hệ thống là tập hợp nhỏ nhất các biến (gọi là biến trạng thái) mà nếu biết giá trị của các biến này tại thời điểm t0 và biết các tín hiệu vào thời điểm t>t0 ta hoàn toàn có thể xác định được đáp ứng của hệ thống tại mọi thời điểm t>t0.

Hệ thống bậc n có n biến trạng thái. Các biến trạng thái có thể chọn là biến vật lý hoặc không phải là biến vật lý.

Theo quan điểm phân tích và tổng hợp hệ thống thường, người ta chia các biến đặc trưng hệ thống hay có quan hệ nhất định với nó và các nhóm như sau:

- Các biến vào hay các tác động vào ui được tạo ra bởi các hệ thống nằm ngoài các hệ được xét.

- Các biến ra yi đặc trưng cho đáp ứng của hệ theo các biến vào đã định. - Các biến trung gian xi đặc trưng trạng thái bên trong của hệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động 1 (Trang 33)