IV. Hướng dẫn thí nghiệm:
6. Kiểm tra chức năng bảo vệ khoảng cách bằng OMICRO N:
6.1 Khóa tất cả các chức năng bảo vệ dòng điện, điện áp
6.2 Phải mô phỏng các đầu vào để đảm bảo chức năng khoảng cách ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Cụ thể phải mô phỏng Input “MCB VT’S” đang sẵn sàng làm việc, mô phỏng các Input để không hiệu lực chức năng gia tốc..v.v..
6.3 Tạo đặt tính thí nghiệm:
- Khởi động chương trình Omicron, vào chương trình Distance. - Vào Test Object để tạo đối tượng thí nghiệm.
- Tại cửa sổ Parameter for protection device có thể tạo mới hoàn toàn hoặc sử dụng File Rio có sẵn để sửa chữa. Ở đây ta sử dụng file rio có sẵn.
- Chọn File Rio của rơle P441 hoặc P442 tương ứng.
- Vào Divice Setting để cài đặt tất cả các thông tin về đuường dây . Trong mục này chú ý cài đặt đúng các thông số về tần số, điện áp nhất nhị thứ, dòng điện nhất nhị thứ.
- Vào mục System Setting thực hiện các cài đặt:
Chiều dài đường dây, góc đường dây, vị trí TU, cách thức đấu nối CT Sai số cho phép về thời gian và trở kháng
Hệ số bù đất về độ lớn và góc pha. Chú ý phải đánh dấu vào mục Separate arc resistance để hợp bộ thực hiện bù đất bên trong.
- Vào mục Zone Setting thực hiện cài đặt các vùng sự cố pha-pha và sự cố pha-đất . Ở đây có thể thực hiện cài đặt mới hoàn toàn hoặc chỉnh sửa từ các vùng có sẵn cho phù hợp với phiếu đặt vùng nào không có trong phiếu đặt có thể xóa bỏ hoàn toàn. Cài đặt thời gian cho từng vùng theo phiếu đặt. Nếu sai số cho phép về thời gian và tổng trở của các vùng là khác nhau thì cài đặt tại cửa sổ này.
ĐẶC TÍNH VÙNG PHA- ĐẤT Trong đó: φd : Góc dường dây
R1 = R1G/( 1 + F1r ) F1r = K01 cos( θ1 + φd )/cosφd R2 = R2G/( 1 + F2r ) F2r = K02 cos( θ2 + φd )/cosφd R3 = R3G/( 1 + F3r ) F3r = K03 cos( θ3 + φd )/cosφd R4 = R4G/( 1 + F4r ) F2r = K04 cos( θ4 + φd )/cosφd X1 = Z1 sinφd X2 = Z2 sinφd X3 = Z3 sinφd X4 = Z4 sinφd K01, θ1, K02, θ2, K03, θ3, K04, θ4 : Trị số và góc pha của hệ số bù đất. Tạo đặt tính vùng cho sự cố pha - pha
φd φd φd φd300 R1 R2 R3 R4