* Diễn biến dịch: Dịch cúm gia cầm xuất hiện đầu tiên ở nước ta vào cuối tháng 12/2003, để thuận lợi cho việc đánh giá về dịch tễ có thể chia quá trình dịch thành 3 đợt:
- Đợt dịch thứ nhất từ 12/2003 đến 30/3/2004: Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta dịch cúm gia cầm xuất hiện ở Hà Tây, Long An va Tiền Giang. Dịch lây lan rất nhanh chỉ trong 2 tháng, đến ngày 27/2/2004 dịch đã xuất hiện ở 57 tỉnh thành với 2574 xã phường của 381 huyện thị có dịch. Tổng số gia càm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 58,66 triệu con (16,71% tổng đàn).
- Đợt dịch thứ hai từ tháng 4 đến 11/2004: Trong giai đoạn này dịch phát ra rải rác ở quy mô nhỏ với 46 xã phường của 32 huyện thị thuộc 17 tỉnh có dịch. Số gia cầm chết và tiêu hủy là 84.078 con.
* Nhận xét về dịch tễ học:
- Về phân bố địa lý: Dịch chủ yếu xảy ra ở vùng đất thấp, chủ yếu trồng lúa nước, hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều, mật độ chăn nuôi cao đặc biệt là những vùng có số lượng đàn thủy cầm lớn, nuôi chủ yếu theo hình thức thả đồng, di chuyển rộng ở địa phương.
- Về thời gian xảy ra dịch: Trong hai năm qua dịch phát nặng theo chu kỳ từ tháng 12 năm trước, cao điểm vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 và đến tháng 3 năm sau. Đây là khoảng thời gian thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, nhiệt độ thường xuống thấp tạo điều kiện cho virus cúm tồn tại, phát triển và lây lan. Đồng thời thời này là lúc mật độ chăn nuôi gia cầm và hoạt động vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm diễn ra cao nhất trong năm, là điều kiện về mặt xã hội thuận lợi cho sự bùng phát dịch.
- Về loài mắc bệnh: Ở đợt dịch thứ nhất và tứ 2 tỷ lệ ga mắc bệnh cao hon vịt, ngan. Nhưng đợt dịch thứ 3 đã có sự thay đổi lớn khi các thống kê cho thấy tỉ lệ mắc bệnh, chết và tiêu hủy ở vịt cao gấp 2 lần gà. Điều này cho thấy mầm bệnh đã lây lan, tồn tại trong đàn thuy cầm có thể tăng độc lực và bột phát thành đợt dịch thứ 3. Tỷ lệ dương tính huyết thanh ở đàn thủy cầm tăng từ 15% trong đợt 2 lên 39,6% trong đợt 3.
- Về loại hình, mức độ và quy mô dịch: Địch phát ra ở tất cả các loại hình chăn nuôi, tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở loại hình chăn nuôi hỗn hợp các lọa gia cầm (đặc biệt là gà với vịt) và giảm dần ở nhũng trại chăn nuôi gà có số lượng lớn. Quy mô của đợt 1 là lớn nhất, trong đợt 2 và 3 mặc dù dịch xảy ra ở nhiều tỉnh thành nhưng quy mô giảm đi nhiều (Ban chỉ đạo Quốc Gia phòng chống dịch cúm gia cầm, 2005) [3].
2.10.NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ BỆNH CÚM GIA CẦM
Vì là lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam, cộng với những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nên các nghiên cứu về cúm gia cầm gặp nhiều khó khăn. Tuy
nhiên với mục tiêu nghiên cứu cúm gia cầm ở Việt Nam cũng như nghiên cứu áp dụng các phương pháp chống cúm hiện đại trên thế giới để đề ra các biện pháp khống chế cúm khoa học, phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh ở nước ta, các nghiên cứu về cúm gia cầm bước đầu thu được kết quả:
* Kết quả nghiên cứu phân lập virus, tìm hiểu nguồn gốc dịch cúm:
Virus cúm gia cầm đầu tiên được phân lập ở Việt Nam vào ngày 7/8/2003 từ các mẫu bệnh phẩm ngan mắc bệnh. Tiếp đó nhờ sự hợp tác giúp đỡ của Trung tâm khống chế dịch bệnh CDC (Mỹ), vào tháng 9/2003 đã xác định được kháng nguyên H5 của virus cúm và đến 1/2004 đã xác định được kháng nguyên N của virus cúm phân lập tại các ổ dịch gà N1.
Khi phân tích các mẫu virus cúm thông qua giải mã gene của virus, Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, Đào Thanh Vân (2004) [9], đã cho thấy dịch cúm gia cầm tại Việt Nam là do một loại virus duy nhất (cả về không gian và thời gian) gây ra. Có nghĩa là dịch có nguồn gốc từ một ổ dịch ban đầu sau đó lây lan ra khắp cả nước. Virus cúm gia cầm H5N1 Việt Nam có nguồn gốc từ các virus cúm lưu hành ở Trung Quốc.
* Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học
Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các loại gia cầm mắc bệnh là gà, gà tây, chim cút, đà điểu, bồ câu, vịt, ngan và ngỗng. Thực tế về loài mắc bệnh ở Việt Nam có điểm khác so với loài mắc của cúm gia cầm trước đây chỉ măc ở gà, gà tây và chim cút (các loài chim cạn). Trong khi đó dịch cúm gia cầm ở Việt Nam phát rất mạnh không chỉ các loài chim cạn mà cả ở cầm, các loài trước đây được coi là vật mang virus mà không mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh gần 100%, tỷ lệ tử vong trung bình 60% (Lê Văn Nam, 2004) [16], (Bùi Quang Anh, Văn Đăng Kỳ, 2004) [2].
đầu năm 2004 là do sự di chuyển của đàn gia cầm giống, còn đợt dịch thứ 2 là từ ngan sau đó đến vịt gây ra và ở đợt dịch thứ 3 ở Tây Nam Bộ là do dịch địa phương do bán gia cầm bệnh và vịt mang trùng.
Một nghiên cứu khác tại đồng bằng Bắc Bộ cho thấy tỷ lệ gà có huyết thanh (+) ở hộ chăn nuôi gà là 9,4%, trong khi đó ở hộ chăn nuôi lẫn gà, vịt là 69,5%. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mắc cúm gia cầm của gà nuôi lẫn thủy cầm cao gấp 8 lần so với nuôi riêng biệt.
Cũng nằm trong các nghiên cứu về sự lưu hành của virus cúm nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2005) [10], khi khảo sát 2.000 mẫu huyết thanh và mẫu ngoáy dịch ổ nhớp ở một số tỉnh phía Bắc và Tây Nam Bộ cho kết quả trugn bình cứ 1.000 vịt có 1,5 vịt mang virus cúm H5. Ngoài virus cúm H5 vịt còn nhiễm H3, H4, H6, H9, và H11. Khi nghiên cứu sự nhiễm H5N1 trên vịt các kết quả nghiên cứu của tác giả trên còn cho thấy:
- Virus H5N1 sau khi nhân lên ở vịt sẽ dễ dàng biến đổi kháng nguyên HA. - Hai loại virus được thải ra từ vịt bệnh, một loại cường độc và một loại không
cường độc với vịt đều có khả năng gây bệnh cho gà. Vì thế vịt được coi là nguồn dự trữ virus H5N1 để lây bệnh lâu dài do có thể vẫn nhiễm virus mà không phát bệnh.
- Thời gian tồn tại ngoài môi trường, thời gian thải virus cũng như số lượng virus được thải ra từ vịt nhiễm H5N1 đều tăng hơn loại virus H5N1 Hồng Công năm 1997.
* Kết quả khảo sát virus cúm trong đàn chim di cư và sự nhiễm virus cúm gia cầm trên lợn
Một trong những nghiên cứu khác về cúm gia cầm là khảo sát lưu hành virus trong đàn chim di cư. Thông qua phân tích 320 mẫu phân chim tại một số địa phương, bằng phương pháp RT-PCR và phân lập virus kết hợp với điều tra tình hình dịch bệnh của đàn chim cho kết quả chưa phát hiện thấy virus cúm.
Kết quả khảo sát 3.500 mẫu huyết thanh để tìm kháng thể H5N1 khi khảo sát sự nhiễm virus cúm trên lợn đã cho thấy lợn có khả năng nhiễm H5N1 với tỷ lệ (+) rất thấp (8/3.500), khi nhiễm không phát bệnh như người và như vậy không có sự lây lan từ lợn và từ lợn sang người tại thời điểm nghiên cứu.