Tình hình quản lý nợ tại Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại ngân hàng no &PTNT tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

* Tình hình nợ quá hạn

- Trong thời gian qua mặc dù nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm xuống song thực hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn luôn là vấn đề cấp bách với Ngân hàng. Năm 2003 nợ quá hạn là 5,1 tỷ, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,46%; Đến 31/12/2004 là 6,7 tỷ tăng về số tuyệt đối là 1,6 tỷ so với năm 2003; tỷ lệ nợ quá hạn là 0,43%, giảm về số tương đối là 0,16%. Tuy nhiên đến năm 2005 nợ quá hạn tăng lên mức 17,1 tỷ đồng, do việc phân loại nợ và chuyển nợ quá hạn theo Quyết định 493. Đây là biểu hiện không tốt của Ngân hàng No&PTNT Vĩnh phúc trong việc quản lý nợ, chất lượng tín dụng được cải thiện nhưng còn hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng vẫn cần phải luôn luôn coi trọng chất lượng tín dụng và có các giải pháp kịp thời, tích cực để nợ xấu giảm tới mức thấp nhất, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả vừa giữ được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

Bảng 7: Tình hình dư nợ và nợ quá hạn của Ngân hàng No&PTNT Vĩnh Phúc.

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 1.101 1.548 1.856

Nợ quá hạn 5,1 0,46 6,7 0,43 17,1 0,9

(Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT Vĩnh Phúc qua các năm 2003, 2004, 2005)

Có được kết quả trên là do kinh nghiệm vốn có cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên chức trong quản lý những món vay, nợ gốc và lãi đến hạn , Chi nhánh thường xuyên quan tâm tốt chính sách khách hàng, thẩm định, sàng lọc, phân tích và đánh giá khách hàng cùng với diễn biến của thị trường. Từ đó, đưa ra các giải pháp mở rộng hay thu hẹp khối lượng quản lý đúng lúc, đúng thời điểm, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của chi nhánh. Vì vậy chất lượng tín dụng của chi nhánh được nâng lên, hạn chế nợ quá hạn phát sinh trong năm qua. Phân tích kỹ thấy rằng tốc độ tăng trưởng về dư nợ nhanh qui mô dư nợ rất lớn nhưng số nợ quá hạn nhỏ và tỷ lệ thấp dưới 1%. Năm 2004 tốc độ tăng trưởng dư nợ 43%

nhưng nợ quá hạn chỉ tăng 1,6 tỷ. Năm 2005 tốc độ tăng dư nợ 19% với khối lượng dư nợ tăng thêm là 300 tỷ quá hạn nhưng nợ quá hạn chỉ tăng 0, 47% điều đó chứng tỏ ở Ngân hàng No & PTNT Vĩnh Phúc đã rất chú trọng đến hoạt động quản lý nợ, kịp thời đề ra và chỉ đạo có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro và các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ của chi nhánh.

Tuy tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức khống chế được, nhưng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn còn cao. Để xác định đúng đắn nợ quá hạn, ta tiến hành phân tích nợ quá hạn của ngân hàng theo bảng sau:

Bảng 08: Phân tích nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nợ QH<6T 877 17,2 1.239 18,6 9.406 52,9

NQH 6T-12T 2.500 49,0 2.916 43,5 4.788 28

NQH >12T 1.723 33,8 2.545 37,9 2.906 19,1

Cộng: 5.100 100,0 6.700 100,0 17.100 100

(Báo cáo thống kê các năm 2003, 2004, 2005 của NHNo&PTNT Vĩnh Phúc)

Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù nợ quá hạn có tăng nhưng nợ xấu, nợ khó đòi nợ quá hạn từ 12 tháng trở lên của Ngân hàng lại chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm xuống. Điều này chứng tỏ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng đã được khống chế. Nguyên nhân chính là do hoạt động quản lý nợ có chất lượng và sản xuất nông nghiệp được mùa kinh tế xã hội ở Vĩnh Phúc phát triểnsản xuất tư nhân có bước phát triển tốt, song vẫn còn rủi ro từ các nguyên nhân: Dịch bệnh trong chăn nuôi, thời tiết không thuận lợi cho việc trồng trọt, giá cả sản phẩm không ổn định, ... dẫn tới khách hàng không trả được nợ và phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng cần phải lưu ý phòng ngừa.

Ngân hàng cần lưu ý trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng trước khi cho vay, phải theo dõi giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để nắm bắt tình hình, tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp đôn đốc thu hồi nợ kịp thời.

Bảng 09: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân đến 31/12/2005.

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I- Nguyên nhân chủ quan 0 0 0 0 0 0

1, Do CBNH cho vay sai 0 0 0 0 0 0

2, Do CBNH xâm tiêu 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại ngân hàng no &PTNT tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)