Mạng truy nhập băng rộng thực chất là một mạng cung cấp đa dịch vụ trong phạm vi nội vùng (thảnh phố/tỉnh) với dịch vụ chủ đạo dựa trên nền IP. Các dịch vụ băng rộng được cung cấp tới khách hàng thông qua mạng biên của mạng truy nhập băng rộng. Mạng lõi truy nhập có nhiệm vụ gom, định tuyến và truyền dẫn lưu lượng:
Các công nghệ chủ yếu cho mạng biên truy nhập bao gồm:
• Công nghệ xDSL
• Công nghệ HFC
• Công nghệ PON
Các công nghệ cho mạng lõi truy nhập bao gồm:
• Công nghệ SDH (SDH truyền thống, NG-SDH)
• Công nghệ RPR
• Công nghệ Ethernet
• Công nghệ MPLS
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho các nhà xây dựng và cung cấp dịch vụ mạng là trên cơ sở mục tiêu xây dựng mạng cần phải lựa chọn được những công nghệ phù hợp để áp dụng vào việc xây dựng mạng. Trên cơ sở những công nghệ mạng được lựa chọn, các nhà thiết kế mạng sẽ xây dựng những cấu hình mạng thích hợp, lựa chọn thiết bị phù hợp để xây dựng được mạng lưới đáp ứng những mục tiêu đề ra ban đầu. Hiện tại, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam nói chung và Viễn thông Tây Ninh nói riêng chủ yếu triển khai các công nghệ mạng truy nhập xDSL, FTTx và công nghệ mạng lõi truy nhập NG-SDH.
4.2.2.1 Công nghệ mạng truy nhập xDSL
xDSL là công nghệ truy nhập được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đây là công nghệ sử dụng truyền dẫn cáp đồng cung cấp dịch vụ đến nút truy nhập tận dụng được hạ tầng mạng sẵn có (cáp điện thoại), rẻ tiền và có thể nhanh chóng đưa vào khai thác. Bảng 4.1 trình bày sơ lược các đặc điểm chính về công nghệ này
Bảng 4.1: công nghệ xDSL
Công nghệ Lợi thế Nhược điểm
xDSL cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng thông qua đôi dây cáp đồng Các kiểu xDSL: - ADSL - HSDL - VDSL Các phần tử mạng cơ bản: - Modem xDSL
- Đường dây điện thoại - DSLAM
Tốc độ truyền dẫn có thể lên đến 100Mbps (VDSL) tùy theo công nghệ DSL
Khả năng triển khai nhanh trên hạ tầng mạng sẵn có
Luôn cung cấp kết nối Internet Không cần phải triển khai thêm đường dây
xDSL dự kiến có thể đạt được khả năng cung cấp băng thông và cự ly như mạng PON G.983 xDSL yêu cầu có modem ở cả hai hướng kết nối Tốc độ xDSL phụ thuộc khoảng cách kết nối, càng xa tổng đài truy nhập tốc độ kết nối càng giảm Tốc độ truyền dẫn không đối xứng xDSL là công nghệ truy nhập chủ yếu trước khi tiến tới mạng truy nhập quang. Tùy theo tình hình phát triển và nhu cầu của khách hàng mà các nút đầu cuối quang làm mạng truyền tải cho xDSL được đẩy dần về phía khách hàng để vừa đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như tính kinh tế.
Đối với các khu vực mới có mức độ tập trung nhu cầu dịch vụ cao, việc mở rộng mạng bổ sung các điểm đặt DSLAM có nhiều cổng dịch vụ là cần thiết, tuy nhiên cũng cần bổ sung các thiết bị truyền dẫn kết nối với hệ thống và nhà trạm để đặt thiết bị.
Sử dụng các DSLAM kết nối từ xa
DSLAM kết nối từ xa (Remote DSLAM) là một giải pháp mở rộng mạng DSL một cách hiệu quả đối với các khu vực tương đối biệt lập và có nhu cầu dịch vụ không quá cao (20 đến 30 cổng), DSLAM từ xa có thể nối với mạng hiện tại thông qua việc xếp tầng các DSLAM sử dụng kết nối Ethernet quang hoặc qua mạng quang thụ động.
4.2.2.2 Công nghệ mạng lõi truy nhập SONET/SDH thế hệ sau
Từ trước tới nay công nghệ truyền dẫn SDH được xây dựng chủ yếu cho việc tối ưu truyền tải lưu lượng thoại. Tuy nhiên SDH hiện có không đáp ứng được nhu cầu truyền tải lưu lượng các dịch vụ băng rộng. Do vậy yêu cầu đặt ra là cần phải có một cơ sở hạ tầng truyền tải mới để có thể đồng thời truyền tải trên nó lưu lượng của hệ thống SDH hiện có và lưu lượng của các loại hình dịch vụ mới khi chúng được triển khai. Đó chính là lý do của việc hình thành một hướng mới của công nghệ SDH, đó là SDH thế hệ kế tiếp NG-SDH.
Các công nghệ để tạo ra NG-SDH được tập hợp chung trong một khái niệm đó là khái niệm truyền dữ liệu qua mạng SDH DoS (data over SDH). DoS là cơ cấu truyền tải lưu lượng cung cấp một số chức năng và các giao diện nhằm mục đích tăng hiệu quả của việc truyền dữ liệu qua mạng SDH. Mục tiêu quan trọng nhất mà các hướng công nghệ nói trên cần phải thực hiện được đó là phối hợp hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện chức năng cài đặt/chỉ định băng thông cho các dịch vụ một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng tới lưu lượng đang được truyền qua mạng SDH hiện tại. Điều này có nghĩa là mạng sẽ đảm bảo được chức năng hỗ trợ truyền tải lưu lượng dịch vụ của mạng hiện có và triển khai các loại hình dịch vụ mới. Thêm vào đó, NG-SDH cung cấp chức năng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS với mức độ chấp nhận nào đó cho các loại hình dịch vụ mới; mềm dẻo và linh hoạt trong việc hỗ trợ truyền tải lưu lượng truyền tải bởi các giao thức khác nhau qua mạng.