Các quốc gia tham gia công ước này
Tính đến vai trò cơ bản của các điều ước trong lịch sử quan hệ quốc tế
Công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các chế độ hiến pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia,
Ghi nhận rằng những nguyên tắc tự nguyện và thiện chí và nguyên tắc pacta sunt servanda đã được toàn thế giới công nhận,
Khẳng định rằng những tranh chấp về các điều ước, cũng như những tranh chấp quốc tế khác, phải được giải quyết bằng các biện pháp hoà bình và phù hợp với những nguyên tắc công lý và những nguyên tắc của pháp luật quốc tế,
Nhắc lại quyết tâm của các dân tộc trong Liên hợp quốc là tạo những điều kiện cần thiết cho việc duy trì công lý và duy trì việc tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước,
Ý thức về những nguyên tắc của pháp luật quốc tế ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc, như những nguyên tắc về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và dùng vũ lực, và nguyên tắc tôn trọng một cách phổ biến và tuân thủ những quyền con người và những tự do cơ bản đối với mọi người,
Tin rằng việc pháp điển hóa và phát triển luật điều ước đạt được trong công ước này sẽ thúc đẩy những mục tiêu của Liên hợp quốc, được ghi trong Hiến chương nghĩa là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữ nghị và thực hiện sự hợp tác giữa các dân tộc,
Khẳng định rằng những quy phạm của luật tập quán quốc tế sẽ tiếp tục điều chỉnh những vấn đề không được quy định trong các điều khoản của công ước này,
PHẦN I