Các nhà tâm lý học đã phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ, lãnh đạm của con người sau một thời gian dài yêu thương nồng nhiệt. Một trong những nguyên nhân ấy là do xuất hiện trạng thái hụt hẫng khi nhận ra người mình yêu trên thực tế không tuyệt vời như từ trước đến nay vẫn hình dung.
Tình yêu như chúng ta đều biết, đã làm cho những người trong cuộc nhiều khi không đánh giá đúng đối tượng của mình. Qua lăng kính tình yêu rực rỡ sắc mầu, chàng (nàng) luôn là một con người hoàn thiện nhất, tốt đẹp nhất mà bạn đã từng gặp. Quá trình này được gọi là quá trình “Lý tưởng hoá”. Hơn nữa, trong các cuộc gặp gỡ với người mình yêu,ai mà chẳng cố chứng tỏ mình là một con người tốt bụng, thông minh, rộng rãi…Hơn là thực tế ngoài đờị Chỉ có đến lúc sống chung mới có dịp được phô ra mà không được che giấu kỹ càng như trong thời vàng son của tình yêu, khi mà cả chàng và nàng đều rất xốn xang trước mỗi cuộc hẹn hò với người mình yêu “nhất trần đời”.
Sự hụt hẫng khi phát hiện ra điều này hầu như cặp vợ chồng nào cũng phải trải quạ Có điều ở một số cặp thì quá trình này chỉ gây nên một số cơn nóng nhỏ và sau đó lại trở lại bình yên, còn một số cặp khác lại coi đó là “điều kinh khủng”, và bão táp cứ thế nổi lên cho đến khi mỗi người ôm lấy một mảnh ván để mà lênh đênh trên biển cả cuộc đờị
Một nguyên nhân khác gây nên sự tàn lụi của tình yêu thường gặp ở các cặp vợ chồng, đó là tâm lý chán nản. Nhiều người trong số chúng ta thường không được hài lòng trong cuộc sống, công việc và bạn bè của mình,v..v…Họ hy vọng tình yêu và cuộc sống vợ chồng sẽ như là một cứu cánh giúp họ thoát khỏi những khó khăn này và mang đến một cuộc sống vui tươi và ý nghĩa hơn (tại sao lại không nhỉ, bởi vì cuối cùng ta cũng gặp
9
được con người như mong ước rồi cơ mà?) Và cuộc sống vợ chồng, nhờ trời, dẫu diễn ra bình ổn nhưng những khó khăn, những nỗi buồn bực ngày xưa vẫn không chịu biến đi, không chịu tan vào nhau chỉ vì lý do tưởng như rất vớ vẩn nàỵ Họ chia tay vì thấy mình thất vọng mà không thèm nghĩ đến những mối liên hệ ràng buộc và thực tế cuộc sống xung quanh.
Nhiều bạn thanh niên trước khi bước vào cuộc sống gia đình đã luôn tự đề ra các tiêu chuẩn cho người bạn đời tương laị Họ luôn tưởng tượng ra một cuộc sống mà trong đó, tất cả đều tiến hành theo “lịch công tác” rõ ràng, từ việc người chồng hoặc người vợ cần phải mà việc nhà như thế nào cho đến việc nuôi dạy con cái sẽ ra sao, thậm chí cả việc khi ở nhà ăn mặc thế nào cũng được đưa vào “ lịch” nốt. Hệ thống những tưởng tượng này thực ra được hình thành và tích luỹ trong một thời gian dài, ngay từ khi chúng ta mới 7-8 tuổi gì đó. Lúc này- một cách vô thức những lời nói và hành động của bố mẹ đã ghi lại trong đầu óc non nớt của đứa trẻ và dần tự chúng hình dung ra một “kịch bản” cho cuộc sống tương lai của mình. Nhiều khi chúng tự đặt mình vào vị trí của bố mẹ và tự nhủ trong nhiều trường hợp “mình sẽ xử sự khác hẳn”. Mỗi một người chúng ta đi đến hôn nhân từ những môi trường, hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn nhaụ Mỗi người đều có những quan niệm riêng và một “kịch bản” riêng cho cuộc sống gia đình. Và từ đây nảy sinh mâu thuẫn. Nhiều khi nàng thấy chàng hành động, xử sự như vậy là quá lố, không đúng, còn chàng lại thấy theo “kịch bản” của mình như thế là được, là hay…Bắt đầu chỉ là chuyện vặt vãnh như vậỵ Các nhà tâm lý học lưu ý đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tàn lụi tình yêu của các cặp vợ chồng trẻ.
Trên đây chúng tôi mới nêu tên một số loại “a-xít”, có tác dụng ăn mòn và phá huỷ tình yêụ Một lời khuyên đối với các bạn trẻ đang yêu là hãy giữ gìn, hãy nâng niu và hãy trân trọng lấy tình yêu của mình. Là bởi vì ai đó đã từng nói: “Tình yêu như thanh danh, đã một lần mất đi là không bao giờ trở lại”.\\\
1