Sang Việt Nam

Một phần của tài liệu Văn hóa nước Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế (Trang 55 - 56)

III. VĂN HÓA ĐỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ VÀO HOẠT ĐỘNG THƯƠNGMẠI QUỐC TẾ:

2/ Giao thương của Đức với các nước 2.1 Các nước đầu tư vào Đức

2.2.3 Sang Việt Nam

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, năm 2010 đạt trên 4,1 tỷ USD, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước Châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD (có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba). Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam.

Việt Nam có lợi thế và tính hấp dẫn lâu dài cùng môi trường đầu tư được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chẳng hạn, Việt Nam được xếp là một trong 15 điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài; xếp thứ 4 trong 10 nền kinh tế có mức độ cải cách nhất trong năm 2010 về thành lập DN, cấp giấy phép đầu tư xây dựng và vay vốn tín dụng, theo một số đánh giá gần đây.

Trong nhiều năm qua, Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, kim ngạch thương mại hai chiều chiếm khỏang 20% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU. Trong đó Trong 10 năm qua kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục với mức tăng trung bình khoảng 15%/năm. Đức đã trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.

Năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Đức và Việt Nam đạt 5,565 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2010.

Đầu tư của Đức tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Tính đến tháng 9/2011, Đức mới có 167 dự án với số vốn đăng ký là 850 triệu USD, đứng thứ 5 trong các nước EU và thứ 24 trên 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Đức là nước cung cấp viện trợ ODA lớn và thường xuyên cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp trên 1 tỷ euro cho các dự án ODA. Ngay cả

trong thời gian chịu ảnh hưởng của suy thóai kinh tế, Đức vẫn không giảm viện trợ ODA và trong các năm tới Đức vẫn tiếp tục cam kết ưu tiên viện trợ phát triển cho Việt Nam.

Từ tháng 10/2011, Việt Nam và Đức đã nâng tầm quan hệ 2 nước lên đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác trên 5 lĩnh vực then chốt: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội./

Phía Đức cho biết trong thời gian tới, Đức sẽ tiếp tục viện trợ ODA cho Việt Nam qua các dự án đang triển khai như tàu điện ngầm, dự án ngôi nhà Đức… Ông Jochen Homann, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức, nhấn mạnh các DN Đức có ý thức phát triển những ngành công nghệ mới, thân thiện với môi trường… Trong hợp tác, DN Đức sẵn sàng hợp tác một cách chặt chẽ và quan tâm đến các mối quan hệ hợp tác bền vững, lâu dài.

Quan hệ kinh tế - thương mại – đầu tư:

Hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, các hiệp định Hàng hải, Hàng không.

Một phần của tài liệu Văn hóa nước Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w