Những thuận lợi và rủi ro cung ứng nguyên vật liệu của công ty Bourbon.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro chuỗi cung ứng cho nhà máy đường BourbonTây Ninh (Trang 42 - 65)

Điều kiện tự nhiên:

Tây Ninh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, là một trong những vùng được các chuyên gia đánh giá là phù nhất để trồng mía với tiềm năng về năng suất, chữ đường (>10 CCS) và thời gian ép mía (>150 ngày/năm) cao. (căn cứ vào 4 yếu tố khí hậu chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây mía : nhiệt độ (21- 350C), thời gian nắng (>2400 giờ/năm), biên độ nhiệt và lượng mưa hằng năm(800- 3000mm/năm).

Chính vì thế, vị trí của Nhà máy của SBT lại được đánh giá là nằm ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của Tỉnh Tây Ninh, là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía, làm giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến Nhà máy và giảm được tỷ lệ hao hụt chữ đường của mía do rút ngắn thời gian chuyên chở mía từ nông trường đến Nhà máy.

Vị trí kinh tế

Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan…Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, điều này đã hỗ trợ cho công ty chủ động được nguồn cung ứng nguyên liệu mía đường tại các vùng lân cận cũng như ở nước ngoài như Campuchia.

Chính sách nhà nước

Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ tạm thời cho người trồng mía. Từ đó, gián tiếp giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong hoạt động cung ứng nguồn nguyên liệu, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí hỗ trợ cho nông dân.

Tại kỳ họp thứ 7- HĐND tỉnh Tây Ninh đã thông qua nhiều tờ trình quan trọng của UBND tỉnh. Trong đó có Tờ trình về việc ban hành chính sách hỗ trợ tạm thời

Đường tinh luyện của SBT được chế luyện theo phương pháp carbonat hóa giúp hạ chi phí sản xuất và chất lượng cao hơn phương pháp phosphat hóa, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất tẩy trắng nào, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối tương khách hàng

Chính sách bán hàng của SBT chủ yếu là bán sỉ và bán cho các khách hàng công nghiệp. Các sản phẩm của SBT chủ yếu được giao hàng ở ngay tại Nhà máy. Công ty hiện cũng có thuê kho ở thành phố Hồ Chí Minh để tập kết sản phẩm đường bán trên địa bàn lân cận và để gia công đóng gói các sản phẩm đường túi. Văn phòng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh phụ trách công việc tìm kiếm các khách hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó cũng làm nhiệm vụ thăm dò thị trường và chăm sóc khách hàng.

đến thị trường Singapore cho đối tác ED&Fman. Sản phẩm của công ty đã được các đối tác nước ngoài kiểm tra gắt gao và hài lòng về chất lượng Đây là lô hàng đầu tiên trong tổng số 4.000 tấn công ty đã ký với đối tác Singapore. Trong bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, và cạnh tranh ngành đường trong khu vực rất cao thì đây là một nỗ lực của Bourbon để chủ động đón đầu thị trường khi ngành đường mở cửa vào năm 2015 và giao thương với khu vực Đông Nam châu Á. Đây cũng là một sự kiện đáng tự hào của ngành mía đường Việt Nam vì lần đầu tiên công ty đã vươn đến các thị trường quan trọng trong khu vực hiện chỉ có độc quyền từ Thái Lan, Philippines hay Ấn Độ.

Công ty với các sản phẩm chủ lực sau:

Sản phẩm đường tinh luyện: Mimosa là thương hiệu rất quen thuộc và ưa chuộng

đối với người tiêu dùng và các nhà sản xuất trong ngành chế biến thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát chất lượng cao như Công ty nước giải khát Pepsi, Công ty TNHH Red Bull, Nhà máy sản xuất bánh kẹo Perfecty, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần thực phẩm Quốc tế (Interfood), Công ty TNHH Acecook Việt nam, Công ty thực phẩm Công nghệ… Bên cạnh đó, một số khách hàng là Đại lý và các nhà bán buôn lớn, tiềm năng của SBT có thể kể đến như Công ty Thành Thành Công, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Doanh nghiệp tư nhân Phát Thành Đạt, Công ty Kim Hà…

Mật rỉ: Các khách hàng chính của SBT về sản phẩm này là những Đại lý và các

nhà bán buôn ở Thành phố Hồ Chí Minh như Công ty Thành Thành Công, Công ty Kim Hà , Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, DNTN Phát Thành Đạt…Đối với sản phẩm này, SBT không vận chuyển lên thành phố mà các nhà tiêu thụ sẽ nhận hàng ở Nhà máy.

Điện: khách hàng duy nhất là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).

Tại thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn hoạt động chính của SBT, đối thủ trực tiếp của SBT là Công ty cổ phần Đường Biên Hoà . Với lợi thế 43 năm hoạt động, thương hiệu đường Biên Hoà được biết tới nhiều hơn so với thương hiệu đường Mimosa của SBT. Trong khi đó, các sản phẩm của SBT mới được thị trường biết đến từ năm 2000. Mặc dù vậy, sản phẩm của SBT vẫn chiếm được vị thế ổn định trên thị trường do sản phẩm đường R.E của SBT có chất lượng rất cao, phù hợp với đại đa số nhu cầu của các nhà sản xuất bánh kẹo và nước giải khát dành cho một số mặt hàng chiến lược. Bên cạnh đó, giá đường Mimosa của SBT cũng là một lợi thế cạnh tranh so với đường Biên Hoà

Lộ trình gia nhập thị trường Thế Giới.

Đến năm 2010, theo cam kết của Việt Nam về lộ trình hội nhập AFTA, là thuế nhập khẩu đường chỉ còn 5%. Đối với các nước có sản lượng sản xuất và xuất khẩu đường đứng đầu thế giới như Brazil, Ấn Độ, Úc, Thái Lan…hiện tại đã bước vào giai đoạn thực hiện cắt giảm hỗ trợ xuất khẩu cho ngành đường, do vậy giá đường tinh luyện của các nước này dự báo trong tương lai gần cũng sẽ có nhiều điều chỉnh. Đối với các nước trong khối EU, ngành đường cũng sẽ không còn trợ cấp bằng cách từng bước giảm bỏ trợ giá cho việc trồng củ cải đường. Diện tích trồng củ cải

đường ở Châu Âu dự kiến sẽ giảm. Như vậy, ngành đường thế giới sẽ tiến tới có sân chơi chung áp dụng cùng luật chơi, sẽ tồn tại và phát triển theo các qui luật kinh tế.

Thêm vào đó, một số nước như Brazil, Colombia, Mỹ… đang nghiên cứu chương trình năng lượng sạch trong đó sẽ sử dụng nhiên liệu mới là ethanol được sản xuất từ nước mía hoặc mật rỉ. Việc sử dụng nước mía vào sản xuất ethnol để bổ sung nhiên liệu sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ cung - cầu về đường trên thế giới. Do vậy, dự báo giá đường trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng và ngành đường sẽ có nhiều thuận lợi trong tương lai.

2. Rủi ro

Rủi ro trong thiếu nguyên liệu liệu

Thứ nhất, do tình trạng chuyển đổi cây trồng từ mía sang các loại cây trồng

khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, như cây cao su và cây sắn . Theo kinh nghiệm của nhà nông, đầu tư cho một ha sắn sẽ ít hơn so với cao su, mía, nhưng tiền lãi cũng không kém hơn. Chỉ cần đầu tư mức độ bình thường khoảng 20 triệu đồng cho một ha. Cuối vụ thu hoạch sản lượng 30 tấn/ha, với giá như hiện nay là 2.700 đồng/kg, với hàm lượng bột 30%, thì người nông dân sẽ lãi từ 70 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Đối với cây cao su, mỗi ha cao su vào lúc chính vụ, mỗi tháng sau khi trừ hết các khoản chi phí cũng lãi được 20 triệu đồng. Tại Tây Ninh, hiện nay đang diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa hai loại cây trồng là mía và sắn do hiệu quả của hai loại cây trồng này khá cao, chính vì vậy, các nhà máy sản xuất mía lo ngại diện tích trồng mía sẽ bị giảm trong thời gian tới bởi người dân chuyển sang trồng sắn nhiều hơn do việc đầu tư cho trồng sắn thấp. Tiền lãi sau khi thu hoạch một ha mía ngang bằng với việc trồng một ha sắn. Tuy nhiên, tiền vốn đầu tư cho cây mía là khá nhiều với gần 40 triệu đồng/ha, trong khi trồng sắn chỉ phải đầu tư bằng một

nửa. Hơn hết trong giai đoạn hiện nay giá đường trên thị trường TP.HCM hiện này chỉ còn 13.000 đồng/kg, giá đường trên thị trường giảm mạnh, việc sản xuất đường không có lãi nên giá mía cũng bị "liên lụy" theo. Nông dân dù gắn bó với cây mía bao lâu nay cũng phải nói lời từ bỏ.

Thứ hai, câu chuyện nông dân bỏ mía do nhiều rủi ro, nhất là do tình trạng cháy

mía khiến nông dân trắng tay, thậm chí bị lỗ nặng là câu chuyện chưa có hồi kết và thậm chí số hộ nông dân “nói không” với mía ngày càng tăng lên khiến nhiều DN đường – trong đó có công ty mía đường Bourbon - “đau đầu” trước nguy cơ vùng nguyên liệu bị xóa trắng. Nguyên nhân là do nhiều lần mía bị cháy nhưng nông dân không có cách gì bảo vệ được. Sau khi bị cháy, chẳng những chất lượng, sản lượng mía giảm mà mọi chi phí thu hoạch lại tăng cao hơn bình thường do bị “đầu công” ép đòi tăng giá. Kết quả là nông dân chẳng còn lãi được đồng nào sau gần 1 năm trời bỏ công chăm sóc mía. Theo một số nông dân, với mía năng suất 70 tấn/ha hiện nay có thể cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha, nhưng khi bị cháy thì có khi bị lỗ đến 10 triệu đồng/ha. Cty CP Bourbon Tây Ninh (SBT), trong vụ 3/2012 đã phải tiếp nhận sản lượng mía cháy lên đến hơn 30% tổng sản lượng mía đưa về nhà máy. Khi mía cháy, chữ đường giảm, hiệu suất thu hồi đường thấp nhưng chi phí hoạt động lại không giảm nên hiệu quả hoạt động của nhà máy thấp hơn mía không cháy. Nguồn nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất của SBT là mía nguyên liệu và đường thô. Mặc dù công suất thiết kế của Nhà máy là tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn mía nguyên liệu/vụ nhưng tính đến nay Nhà máy sản lượng ép cao nhất cũng chỉ đạt 933.168 ngàn tấn mía trong vụ 2011/2012 tương đương 78% công suất. Do vậy Công ty phải luyện kèm thêm đường thô để khai thác tối đa công suất hoạt động của Nhà máy và phải chịu 80% thuế, ngoài ra nếu nhập từ Campuchia, công ty phải tiếp tục chịu thêm thuế nhập khẩu.

N hư vậy lượng đường thô cần nhập khẩu hằng năm tăng nhanh qua các năm 2010 – 2013, từ 6.234 lên đến 27.000 vào năm 2012, và theo dự đoán của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt do chuyên viên cao cấp Nguyễn Xuân Huy đại diện, cho rằng năm 2013 tình hình lượng đường thô cần sử dụng là 27.000.

Rủi ro do mía không đạt năng suất.

Đất không thích hợp vì khu đất canh tác khô chiếm nhiều diện tích, dẫn đến năng suất mía không đạt, chỉ khoảng 50 tấn/ha. Tình trạng chăm sóc mía của nông dân, mặc dù nông dân đã được hướng dẫn về cách trồng mía nhưng năng suất lúa vẫn không đạt chuẩn và thấp hơn so với sản lượng trung bình của thế giới do nhiều nguyên nhân: giống mía đưa vào sử dụng vẫn chưa thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam.

Ngoài ra, tình trạng nông dân liên tục khai thác đất trồng nhưng không chú trong cải tạo đất, khiến cho đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn chất dinh dưỡng. Hơn hết, việc nông dân chuyển đổi từ cây mía sang cây mì khi cây mì được giá, mà cây mì là giống cây rất “tạp ăn”, chỉ cần sau vài vụ mì liên tiếp, đất đã trở nên cằn cỗi. Đến khi cây mía được giá, nông dân lại chuyển qua trồng mía, khiến cây mía không đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Năng suất mía của nước ta trong 10 năm qua đã tăng được 1 tấn/năm (năm 2000 đạt 49,8 tấn/héc ta và năm 2010 ước đạt 59,9 tấn/héc ta), nhưng khoảng cách so với năng suất mía bình quân 71-72 tấn/héc ta của thế giới vẫn còn rất lớn, còn so với

mức trung bình khá trên 80 tấn/héc ta của “người khổng lồ” Brazil chiếm tới 36,2% diện tích và 41% sản lượng mía của thế giới thì quá “mênh mông”. Đó là chưa so sánh với 10 quốc gia có năng suất mía từ 100 tấn/héc ta đến “đỉnh” 132 tấn/héc ta. Dù khoảng cách đã được rút ngắn nhưng năng suất mía Việt Nam bình quân chỉ 60 tấn/ha, vẫn thấp hơn bình quân thế giới: 70 tấn/ha (BĐ 1) và chất lượng kém hơn. Hiệu suất đường của Việt Nam là 4-5 tấn đường/ha, trong khi Thái Lan 7-8 tấn/ha, Brazil 9-21 tấn/ha.

Rủi ro về chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trên tổng giá thành.

Nguyên vật liệu chiếm 60% trên tổng chi phí giá thành của đường thành phẩm, do vậy giá mía nguyên liệu có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Giá mía thay đổi mang tính chu kỳ, cứ ba năm một lần, giá mía tăng đột biến. Điều này có thể giải thích là do các nhà nông dân đã đốn, không trồng mía khi giá mía xuống thấp vì đã không mang lại hiệu quả kinh tế cho họ và chuyển qua những loại cây trồng khác do vậy đã tạo ra sự khan hiếm về mía nguyên liệu.

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng kỷ lục. Thí dụ như, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu long vào cuối vụ sản xuất đường 2005/2006, giá mía đang từ 400.000 đồng/tấn tăng lên đến 600.000 đồng – 700.000 đồng/tấn đã làm cho đại đa số các nhà máy sản xuất đường trong khu vực phải chịu lỗ do chi phí giá thành nguyên vật liệu quá cao.

Chịu ảnh hưởng chung tình trạng của Ngành, trong giai đoạn đầu SBT cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu cho nhà máy.

Rủi ro về giá cả.

Tình trạng nhập lậu diễn ra ngày càng thường xuyên và gia tăng về số lượng khiến giá đường mía trong nước luôn biến động, mặc dù giá đường nước ta luôn cao hơn giá đường thế giới. Mặc dù nước ta trong năm 2011 – 2012 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 300.000 tấn, nhưng đường nhập lậu từ biên giới cũng gia tăng. Điều đáng nói là do đường nhập lậu không bị đánh thuế, nên giá bán thường rẻ hơn từ 3500 – 4500/kg, chính điều này đã gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất mía đường nói chung và cả những người nông dân. Hiệp hội mía đường cho biết, đường nhập lậu đang tiếp tục tấn công thị trường trong nước một cách tràn lan. Chỉ tính riêng qua biên giới An Giang đã có trên 1000 tấn đường nhập lậu mỗi ngày. Đường nhập lậu: Sản xuất mía đường trong nước vẫn bị chi phối quá nhiều bởi cả đường xuất lậu lẫn nhập lậu. Ngoài lượng đường xuất lậu gây nguy cơ thiếu hụt, hiện một lượng đường không nhỏ nhập lậu vào Việt Nam với giá rẻ hơn đường nội địa cũng khiến các DN đau đầu.Mặc dù lượng đường sản xuất trong nước khá dồi dào như vậy nhưng năm 2012 các doanh nghiệp vẫn đăng ký nhập khẩu 268.000 tấn

đường, trong đó Tân Hiệp Phát 25.000 tấn, Tân Việt Xuân 5.000 tấn, Cocacola 20.000 tấn, Kinh Đô (Bình Dương) 1.500 tấn, Vinamilk 110.000 tấn, Nestle 8.000, Cà phê Biên Hòa 14.000 tấn, Duck lady 24.000 tấn, Pepsi 25.000 tấn…. Trong khi đó, các doanh nghiệp này chỉ đăng ký mua trong nước hơn 200.000 tấn.

Rủi ro vấn đề khai thác nguyên liệu

Ở Tây Ninh, vấn đề cơ giới hóa canh tác mía đã được quan tâm hàng chục năm trước đây. Từ tháng 7/2002, Sở Khoa học và công nghệ Tây Ninh đã liên kết với TP

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro chuỗi cung ứng cho nhà máy đường BourbonTây Ninh (Trang 42 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w