V. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH
V.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lự c
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được với cách tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực thi cho các cấp. Có nghĩa là ngoài nhiệm vụđào tạo, việc phát triển nguồn nhân lực còn bao gồm việc tuyển mộ nhân viên và phát triển nghề nghiệp; đồng thời dựa trên việc cập nhật kế hoạch tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được thực hiện đối với mọi cấp và với tất cả cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường như: cán bộ chỉ đạo, cán bộ quản lý, lập kế hoạch, chương trình, kỹ thuật, tài chính, tín dụng, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước và vệ sinh. Việc đào tạo cần chú trọng đến việc dạy thực hành hơn là lý thuyết đơn thuần; ưu tiên đào tạo thợ, cán bộ bảo trì, vận hành là người địa phương để tạo công ăn việc làm và phát triển nghề nghiệp cho người dân.
Hiện nay bộ máy tổ chức về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được thiết lập ở cấp tỉnh và Trung trương, tuy nhiên, cấp huyện và đặc biệt là cấp xã không có cán bộ chuyên trách về công tác này. Do đó, cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã để thực hiện tốt hơn vai trò mới của mình.
Để đáp ứng tốt công tác đào tạo, nhà nước cần đầu tư thêm các trang thiết bị, nâng cao trình độ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo hiện có ở các cấp trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường, bao gồm: các cơ sởđào tạo bậc đại học, trung học chuyên
nghiệp và trung tâm dạy nghề của các Bộ: Bộ NN&PTNT, Bộ xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội…
Nội dung đào tạo sẽ căn cứ theo nhu cầu thực tế, tuy nhiên cần lưu ý tập trung vào một số lĩnh vực sau:
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch, quản lý, giám sát, đánh giá cho cán bộ;
- Nâng cao năng lực về kỹ thuật xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh tại cộng đồng
- Kỹ năng truyền thông; - Giám sát đánh giá dự án.
VI. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH VI.1. Hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường