0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quá trình hoàn thiện phụ âm đầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HOÀN CHỈNH VỀ ÂM VỊ HỌC TRONG ĐỘ TUỔI 31-36 THÁNG Ở TRẺ EM NỘI THÀNH HÀ NỘI. (Trang 41 -41 )

4.2.1. Phụ âm đầu đã hoàn thiện.

ở lứa tuổi này có các phụ âm đầu đã đợc hoàn thiện là /b/, /m/, /d/, /h/.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi các phụ âm đầu đã đợc hoàn thiện cũng chính là những phụ âm đợc trẻ sử dụng với tần số cao nhất, điều này giải thích phần nào tính chính xác cao khi trẻ sử dụng (tức là sử dụng nhiều sẽ đợc rèn luyện nhiều hơn nên chính xác hơn). Những âm này xuất hiện nhiều ở trẻ cũng là điều hợp lý vì theo Nguyễn Đức Dân [7] thì tần suất âm xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Việt là các âm: /c, b, t, l/ với 28.32%. Âm xuất hiện ít nhất là: /ph, g, s, p/ với 7.68%. ở nghiên cứu của chúng tôi âm xuất hiện ít nhất là : /ph, g, ng/, còn /p/ rất ít xuất hiện.

Theo một số tác giả nghiên cứu trên tiếng Anh thì các phụ âm /b, m, d, h/ cũng là những phụ âm đầu đợc hoàn thiện trớc song mốc tuổi mà chúng hoàn thiện có khác nhau đôi chút:

+ Các nghiên cứu của Wellman (1931) [43], Templin (1957) [41], Sander (1972) [39] và Prather, Hedrick, Kern(1975) [37] cho rằng các phụ âm này đã đợc hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi, mốc này gần tơng đơng với nhóm trẻ đang đợc nghiên cứu nh- ng tiêu chuẩn tác các giả trên coi là hoàn thiện khi trẻ nói đúng 75% hoặc 90%, thấp hơn so với tiêu chuẩn của nghiên cứu này.

+ Các nghiên cứu của Hegde. M.N. [32], Poole (1943) [36], Addy Gar, Leslea Gilman & James Gorman [25] các phụ âm đầu trên cũng là những phụ âm hoàn thiện đầu tiên nhng ở mức 3-4 hoặc 3-6 tuồi.

Những âm này có vị trí cấu âm ở môi (/b/, /m/), họng (/h/) ít liên quan đến sự vận động của lỡi nên việc phát âm dễ dàng hơn. Trong số các âm đã hoàn thiện này đa số là âm tắc (chỉ trừ âm /h/ ), điều này phù hợp với nghiên cứu của M.N.Hegde [32] theo tác giả này thì âm tắc đợc hoàn thiện sớm hơn âm xát. Khi phát âm các âm xát thì hơi cần dài hơn và phải sử dụng lỡi để chặn luồng nhng vẫn có một phần hơi đi ra một cách từ từ, điều này sẽ khó hơn với trẻ ở lứa tuổi này.

4.2.2. Các phụ âm đầu cha hoàn thiện.

ở độ tuổi này các âm vị đợc định vị còn ít, các phụ âm đầu còn bị biến đổi và thay thế nhau nhiều.

+ Các phụ âm đang hoàn thiện (75-95% đúng): /t/, /đ/, /s/, /ph/, /v/, /ch/, /c/, /ng/ và /g/.

+ Các âm có tỷ lệ đúng thấp nhất rơi nhiều vào những âm xát nh: âm /l/ (48.7%), âm /kh/ (51.76%), và âm bật hơi /th/ (64.4%).

Các âm vị cha hoàn thiện có các xu hớng biến đổi sau:

- Bị mất: thờng gặp nhiều ở các âm có vị trí cấu âm ở vòm mềm: /g/, /k/, /kh/, /ng/. Ví dụ: “găng”→”ăng”

“con gấu”→”con ấu” “con kiến” →”on iến”

“không”→”ông” “ngầm” →”ầm”

Số trẻ phát âm sai theo xu hớng này không nhiều nhng ở trẻ nào đã sai theo kiểu này thì thờng cùng sai ở nhiều âm vị, làm cho cả phát ngôn gần nh không có phụ âm đầu. Ví dụ: “bắt con gà”→”ắt on à”.

Theo Elbert.M & Gierut.J [29] trong tiếng Anh ở trẻ cũng có hiện tợng mất phụ âm đứng đầu, các âm thờng bị mất là /d/, /t/, /p/, /s/, /v/, /m/.

- Bị thay bằng một âm vị khác: đây là cách thức biến đổi thờng gặp nhất ở độ tuổi này.

° Hoặc phụ âm xát bị thay thế bằng phụ âm bật. /l/→/n/ ví dụ: “quả na” →”quả la”

“nớc” →”lớc”

“trời nắng” →”trời lắng”

Có khi /n/ bị thay bằng /l/ nhng ít gặp hơn rất nhiều. /v/→/b/, ví dụ: “con voi” →”con boi”

“hình vuông” →”hình buông” /s/→/t/ hoặc /th/, ví dụ: “ăn xôi” →”ăn thôi” “con sóc” →”con thóc” /g/→/c/, ví dụ: “gối” →”cối”

° Hoặc các âm tắc bị lẫn lộn với nhau. /th/→/t/, ví dụ: “mùa thu” →”mùa tu” “quả thị” →”quả tị”

/đ/→/t/, ví dụ: “quả đu đủ” →”quả tu tủ” “áo đẹp” →”áo tẹp”

/ng/→/n/, ví dụ: “đi ngủ” →”đi nủ” “ngồi” →”nồi”

/nh/→/n/, ví dụ: “mẹ Nhung” →”mẹ Nung”

° Chỉ có một trờng hợp âm tắc bị thay bằng âm xát. /kh/→/h/, ví dụ: “không” →”hông”

“quả khế” →”quả hế” “con khỉ” →”con hỉ”

Gặp nhiều nhất là âm xát /l/ bị thay bằng âm tắc /n/, chỉ có 48.7% âm /l/ đợc phát âm đúng còn lại hầu hết đợc thay bằng âm /n/. Âm /l/ là âm lỡi bên khi phát âm cần đợc sử dụng lỡi một cách khéo léo, trẻ ở độ tuổi này cha kiểm soát đợc hết khả năng vận động của lỡi nên chúng có xu hớng đơn giản hoá âm /l/ bằng cách thay vào đó âm /n/ là âm có cùng vị trí cấu âm còn vận động lỡi đơn giản hơn (chỉ cần bật lỡi). Hiện tợng thay thế giữa âm /l/ và âm /n/ có gặp ở ngời lớn trên một số vùng ở miền Bắc nh :Bắc Ninh, Hải Dơng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, có thể tỷ lệ sai trên của trẻ ảnh hởng phần nào từ bố, mẹ hoặc những ngời xung quanh nhng trong phạm vi luận văn này không xét đến yếu tố này.

Âm /kh/ cũng là âm có tỷ lệ đúng thấp (51.76%), trong 30 trẻ đợc nghiên cứu thì có đến 24 trẻ phát âm sai âm này và hầu hết đều sai ở tất cả các loại âm tiết mở, nửa mở và đóng.

Xét theo vị trí cấu âm thì trẻ thờng thay một âm có cùng vị trí hoặc bởi một âm có vị trí trớc đó, âm vòm mềm /g/→âm /c/, âm lợi /s/→âm lợi/t/, âm môi-răng (/v/)→âm môi (/b/).

Xu hớng thay thế này cũng gặp trong nghiên cứu của Elbert.M & Gierut.J [29], theo 2 tác giả này có sự biến đổi từ âm tắc thành âm xát ở trẻ (/th/→/t/, /f/→/p/, /v/→/b/), âm môi→âm môi-răng.

- Một âm vị có thể hoà lẫn với một âm vị khác trở thành một âm vị trung gian, th- ờng gặp nhất là: /th/→/thch/

/g/→/gd/

ngoài ra còn có /t/→/tch/ và /v/→/vd/ nhng ít gặp hơn.

Trong kiểu biến đổi này trẻ có thói quen phát âm với đầu lỡi đa ra giữa hai kẽ răng làm cho các âm phát ra nh có âm gió trong đó.

Có một xu hớng a thích của trẻ là chuyển một số âm thành âm /t/, thứ nhất âm /t/ là âm có cách phát âm bằng vị trí đầu lỡi-răng là vị trí dễ quan sát nên trẻ dễ học theo, thứ hai âm /t/ có tần suất xuất hiện nhiều trong tiếng Việt nên cũng có nhiều

trong từ vựng của trẻ. Hai lý do trên giải thích trẻ hay phát âm một âm khác → âm /t/.

Các xu hớng biến đổi trên của trẻ đều đa từ một âm khó phát âm về một âm dễ phát âm hơn, dễ hơn ở đây có thể về phơng thức cấu âm (âm xát→âm tắc) hoặc về vị trí cấu âm (vị trí sau→vị trí trớc). Điều này là do trẻ 31-36 tháng tuổi đang trong giai đoạn tập nói mà giai đoạn này sự điều khiển môi, răng lỡi cha đợc chính xác.

4.3. Hoàn thiện vần của trẻ 31-36 tháng tuổi.

4.3.1. Hoàn thiện nguyên âm đôi (bảng 3, 4, 5).

Trong độ tuổi này trẻ sử dụng nguyên âm đôi còn ít, thậm chí còn có trẻ cha sử dụng, rất ít trẻ sử dụng nguyên âm đôi đi kèm phụ âm cuối là /p/ và /m/, cụ thể là: không có trẻ nào sử dụng /uôp/ và /uôm/

có 3 trẻ sử dụng /ơp/ 6 trẻ sử dụng /uôp/.

Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lu Thị Lan [24], trong bảng từ thờng dùng của trẻ cho đến 4 tuổi thì số lần xuất hiện những từ có nguyên âm đôi cũng còn rất ít: 18 từ có /ơ/

14 từ có /iê/ 14 từ có /uô/

1 từ có /iêp/

cha có /uôm/, /uôp/, /iêc/, /ơp/.

Mặc dù số trẻ cũng nh tần suất sử dụng còn ít song tỷ lệ sử dụng đúng nhìn chung khá cao, nguyên âm đôi /iê/ đã hoàn thiện, còn nguyên âm /uô/ và /ơ/ ở các dạng kết hợp hầu hết đều đã hoặc đang hoàn thiện. Trừ dạng kết hợp của nguyên âm đôi với phụ âm cuối /ng/ thì tỷ lệ đúng còn thấp (/ơng/ là 54,45%, /uông/ là 70.21%). Tỷ lệ sử dụng sai nhiều trong dạng kết hợp này đã làm giảm mức độ hoàn thiện nguyên âm đôi của cả nhóm trẻ, đồng thời nó cũng kéo theo việc giảm mức độ hoàn thiện của phụ âm cuối.

Khi phát âm nguyên âm đôi sẽ đợc một âm thanh biến chuyển liên tục từ yếu tố thứ nhất sang yếu tố thứ hai mà hai yếu tố này không thể tách rời ra. Vì vậy làm cho việc phát âm nguyên âm đôi sẽ kéo dài hơn so với phát âm nguyên âm đơn. Với trẻ ở lứa tuổi này vị hơi thở còn ngắn hơn nữa còn khó khăn với việc chuyển từ bậc thanh lợng này sang bậc thanh lợng khác nên trẻ có xu hớng bỏ qua một trong hai yếu tố của nguyên âm.

° Bỏ qua yếu tố thứ nhất:

/iê/→/ê/, ví dụ: “ăn mía” →”ăn mế” “con kiến” →”con kến” /uô/→/ô/, ví dụ: “quả chuối” →”quả chối” “con chuột” →”con chột” /ơ/→/ơ/ , ví dụ: “thơng”→”thơng”

“nhờng”→”nhờn” “nớc”→”nớc”

Xu hớng bỏ qua yếu tố thứ nhất hay gặp hơn, có lẽ yếu tố thứ nhất dễ phát âm hơn nên trẻ cố gắng phát âm yếu tố khó hơn để tiến gần hơn với âm hoàn thiện.

° Bỏ qua yếu tố thứ hai:

/uô/→/u/, ví dụ: “uống”→”úng”

“quả chuối”→”quả chúi”

Cách bỏ qua yếu tố thứ hai này ít gặp hơn và chúng tôi chỉ thấy ở nguyên âm đôi /uô/.

Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy ở đây là khi nguyên âm đôi đi kèm với phụ âm cuối là /ng/ thì tỷ lệ trẻ phát âm sai âm tiết đó tăng lên đáng kể so với phụ âm cuối khác. Lúc đó có các trờng hợp sau xảy ra:

° Hoặc trẻ bỏ qua một thành phần trong nguyên âm đôi. Ví dụ: “mẹ Hơng” → ”mẹ Hơng”

“chuông” →”chông”

° Hoặc trẻ thay phụ âm cuối bằng một phụ âm khác để dễ phát âm hơn. Ví dụ: “mẹ Hơng”→”mẹ Hơn”

“chuông” →”chuôn”

° Hoặc vừa bỏ qua một thành phần trong nguyên âm đôi vừa thay phụ âm cuối. Ví dụ: : “mẹ Hơng”→”mẹ Hơn”

“chuông” →”chôn”

Bỏ qua một thành phần hay thay đổi phụ âm cuối làm cho âm tiết dễ phát âm hơn đối với trẻ. Hiện tợng này vừa làm giảm khả năng hoàn thiện nguyên âm đôi vừa kéo theo giảm khả năng hoàn thiện phụ âm cuối nói chung và phụ âm cuối /ng/ nói riêng.

Nói chung trẻ làm biến đổi nguyên âm đôi hay phụ âm cuối đi kèm với nó với mục đích làm cho âm tiết trở nên dễ phát âm hơn nhng cũng cố gắng biến thành âm tiết gần giống với âm tiết đúng nhất để ngời giao tiếp có thể hiểu đợc trong khả năng còn hạn chế của trẻ.

Trên đây chúng tôi cũng chỉ đa ra đợc những xu hớng phát âm nguyên âm đôi đã ghi nhận qua nhóm trẻ nghiên cứu. Vì cha tìm thấy nghiên cứu nào ở về lĩnh vực nguyên âm đôi ở trong nớc cũng nh ngoài nớc nên việc so sánh là không thể.

4.3.2. Hoàn thiện âm đệm và bán âm.

- Âm đệm (bảng 6): xuất hiện rất ít trong ngôn ngữ giao tiếp của trẻ 31-36 tháng tuổi, chỉ có 1 trẻ sử dụng /we/, 2 trẻ sử dụng /wê/, 16 trẻ sử dụng /wi/, 21 trẻ sử dụng /wa/, trong số trẻ sử dụng thì số từ có âm đệm cũng rất ít. Dù sử dụng ít nhng hầu hết các từ đợc sử dụng đều chính xác trừ 1 trờng hợp phát âm “huyền” →”huền”, và 1 trờng hợp phát âm “hoa” →”ha”. Điều thú vị là chúng tôi lại gặp lại kiểu phát âm sai bằng cách bỏ bớt 1 thành phần trong âm đệm nh là đã gặp khi xét về nguyên âm đôi. Điều đó khẳng định xu hớng đơn giản hoá các âm tiết ở trẻ 31-36 tháng tuổi. ở đây /wy/→/y/, và /wa/→/a/.

Việc trẻ sử dụng ít âm đệm chuyện tất yếu vì trong ngôn ngữ Tiếng Việt tỷ lệ xuất hiện âm đệm cũng ít hơn nhiều so với các âm khác. Nhìn chung âm đệm đã đợc hoàn thiện khi đến độ tuổi này.

- Bán nguyên âm cuối (bảng 7 và 8): hầu hết các trẻ trong độ tuổi này đã sử dụng bán nguyên âm cuối /i/, /u/ và đều sử dụng một cách thành thạo chỉ trừ một vài tr-

ờng hợp sai khi nó đi kèm với nguyên âm đôi trớc đó nh /uôi/ hay /iêu/, trong tr- ờng hợp này âm tiết bị phát âm sai có lẽ là do nguyên âm đôi. Tóm lại trẻ 31-36 tháng tuổi đã nói hoàn thiện bán âm cuối /i/ và /u/.

4.4. Hoàn thiện phụ âm cuối của trẻ 31-36 tháng tuổi. 4.4.1. Phụ âm cuối đã hoàn thiện.

Trong số 8 phụ âm cuối có 4 phụ âm cuối đã hoàn thiện là /m/, /n/, /p/, /t/ đây là các âm lợi và âm môi, là những âm dễ quan sát bằng mắt nên dễ bắt chớc. Vì vậy chúng đợc hoàn thiện trớc là điều dễ hiểu.

4.4.2. Phụ âm cuối cha hoàn thiện.

+ Phụ âm cuối /c/ đang hoàn thiện, một số trẻ phát âm sai phụ âm này khi nó đi kèm với nguyên âm đôi, lúc đó /c/→/t/, ví dụ: “buộc” →”buột”.

+ Các phụ âm cuối cha hoàn thiện đều có tỷ lệ đúng khá thấp, cụ thể là: /ch/: 52.88% phát âm đúng

/nh/: 61.84% phát âm đúng /ng/: 73.90% phát âm đúng

Trong đó phụ âm cuối /ng/ phát âm sai phần lớn ở các âm tiết có kết hợp với nguyên âm đôi, âm phát ra đã bỏ qua một thành phần của nguyên âm đôi hoặc thay phụ âm /ng/ bằng phụ âm /n/. (Phần này đã nói đến ở khi xem xét sự hoàn thiện nguyên âm đôi).

Phát âm sai phụ âm cuối biến đổi theo hai xu hớng sau:

- Thay phụ âm cuối bằng một phụ âm khác. /ng/→/n/, ví dụ: “găng tay” →”găn tay” “màu vàng” →”màu vàn” “rau muống” →”rau muốn” /nh/→/n/, ví dụ: “bình” →”bìn”

“mình” →”mìn”

- Vừa làm biến đổi âm chính của âm tiết vừa thay phụ âm cuối. Ví dụ: “cách” →”cắt”

“quả chanh” →”quả chăn” “nhanh” →”nhăn”

“thơng” →”thơn”

“ rau muống” →”rau mốn”

Các cách biến đổi hay thay thế cũng chính là làm cho âm tiết dễ phát âm nh những cách thay đổi các thành phần khác trong âm tiết đã nói ở trên.

4.5. Khả năng sử dụng thanh điệu của trẻ 31-36 tháng.

Thanh điệu đợc sử dụng trong Tiếng Việt nh một âm vị, nó gắn liền với âm tiết và biểu hiện trong toàn âm tiết. Trong độ tuổi nghiên cứu hầu hết các trẻ gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. Tỷ lệ phát âm đúng của các thanh này nh sau: thanh hỏi 78.78% , thanh ngã 46.89%.

Thanh hỏi và thanh ngã là những thanh có đờng nét biến thiên cao độ không bằng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HOÀN CHỈNH VỀ ÂM VỊ HỌC TRONG ĐỘ TUỔI 31-36 THÁNG Ở TRẺ EM NỘI THÀNH HÀ NỘI. (Trang 41 -41 )

×