Xây dựng lực lượng vũ trang

Một phần của tài liệu đề tài vai trò của lực lượng cách mạng (Trang 28 - 29)

III. Đảng xây dựng lực lượng cách mạng

3. Xây dựng lực lượng vũ trang

Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng rất coi trọng công tác xây dựng lực lượng vũ trang. Hội nghị trung ương Đảng tháng 5/1941, khẳng định: cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Dương hiện nay phải được giải quyết bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Đảng chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang từ thấp đến cao, như các đội tự vệ cứu quốc, các tổ chức du kích cứu quốc và các đội du kích.

Cùng với các cuộc đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi, thì ở một số địa phương đã diễn ra những cuộc khởi nghĩa vũ trang. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940). Đó chính là tiếng súng báo hiệu khới nghĩa vũ trang nhân dân đã hình thành. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa chuyển sang xây dựng thành các đội du kích, hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn- Vũ Nhai, về sau dược thống nhất thành cứu quốc quân.

Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập “đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” hoạt động theo phương châm: “chính trị trọng hơn quân sự, dựa vào dân và vận động toàn dân kháng chiến”: lực lượng vũ trang ra đời đã đánh thắng liên tiếp hai trận Phay Khắt, Nà Ngần (Cao Bằng).Tỉnh Cao Bằng thực sự la mũi nhọn chiến đấu, hỗ trợ đắc lực các lực lượng chính trị, kết hợp đấu tranh chính trị vơi quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng thúc đẩy mạnh mẽ phong trào trong cả nước. Sau cuộc nổi dậy của anh em tù chính trị ở nhà lao Ba

Tơ (Quảng Ngãi), chiếm binh đồn giặc, thành lập chính quyền cách mạng, thì đội du kích Ba Tơ cũng được thành lập.

Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng

Công tác xây dựng lưc lượng vũ trang tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, ngàu 15/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp. Hội nghị quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân; phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang; mở trường đào tạo cán bộ quân sự vá chính trị; đề ra nhiệm vụ cần kíp tiếp tục phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cư địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ. Như vậy, với những chủ trương đúng đắn của mình, trong giai đoạn này Đảng đã xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu và một lực lượng vũ trang mạnh để khi thời cơ đến là phất động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Một phần của tài liệu đề tài vai trò của lực lượng cách mạng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w