Người mắc bệnh thần kinh thường thể hiện rõ nhất ở chứng nóng nảy và chứng u uất. Hai triệu chứng này không những khác nhau về nhu cầu mà còn hoàn toàn trái ngược nhau về tình cảm và cảm giác trên thân thể.
Người bệnh thần kinh mang triệu chứng nóng nảy thường có những biểu hiện khác thường như hò hét, thích tranh luận, không ngủ, dậy thật sớm, nhu cầu tình dục và nhu cầu ăn uống tăng lên, thích nói chuyện điện thoại, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội v.v… Những người này thường khiến những người xung quanh kinh ngạc. Tinh thần của họ có lúc xấu, lúc tốt, lòng tự tôn mạnh, giảm sức chú ý. Đó là những
đặc trưng chủ yếu của những người mắc bệnh thần kinh nóng nảy. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có được nguyên nhân giải thích rõ ràng.
Người mắc bệnh u uất cực kỳ ít nói và ít hành động, lúc nào cũng buồn phiền, không thích chỗ đông người, chán đời, thường muốn ở một mình trong nhà nhưng dù ở một mình trong nhà, người bệnh vẫn cảm thấy khó ngủ, tâm thần không yên, hay đi đi lại lại, muốn ngủ mà không ngủ được. Chính vì thế mà người bệnh không có cách nào giải thoát khỏi trạng thái buồn phiền. Người mắc bệnh u uất ăn ít, nhu cầu tình dục giảm, các nhu cầu khác cũng giảm và thường hay dẫn tới tự sát.
Theo các chuyên gia phân tích, bệnh u uất do một loạt nguyên nhân như di truyền, sinh hoá não, tính cách trước khi mắc bệnh, v.v… tạo thành. Cái gọi là tính cách trước khi mắc bệnh chỉ tính cách của người đó vốn dễ phiền muộn. Có người cho rằng, người mang khí chất hoàn cảnh phần nhiều thuộc loại người này (nói chung người béo, người ưa xã giao, người thích tiếp xúc thuộc dạng người mang khí chất hoàn cảnh). Mà một số người khác lại cho rằng người mang khí chất cố chấp phần nhiều thuộc loại tính cách này (nói chung những người nhiệt tình công tác, quy củ, có trách nhiệm cao, thẳng tính thuộc loại người mang tính cách cố chấp).
Sau khi tiến hành điều tra một số người bệnh, người ta phát hiện ra rằng phần lớn người mang khí chất cố chấp thường loại tính cách u uất. Vì dạng người đó công tác quá nghiêm túc nên không có thời gian nghỉ ngơi, thường làm việc hết sức lực, mệt mỏi quá độ. Điều đó dễ đưa đến bệnh trầm uất.
Dưới đây là một số phân tích về hoàn cảnh của những người mắc bệnh trầm uất: 1. Do người yêu hoặc người thân mất đi, cơ thể yếu ớt bệnh tật, phát
sinh nhiều sự cố, chuyển đổi công tác, chuyển nhà v.v… khiến bản thân mất đi người thân hoặc hoàn cảnh thân thuộc sẽ dẫn đến bệnh trầm uất.
2. Do sinh con, con cái kết hôn, xây nhà mới, thực hiện mục tiêu phấn đấu trong nhiều năm cũng dễ đưa đến bệnh u uất.
3. Khi người ta vốn mang khí chất cố chấp được thăng chức, người ấy sẽ cảm thấy trách nhiệm quá nặng nề, lo lắng bản thân sẽ không gánh vác nổi công việc cũng dễ dẫn đến căn bệnh trầm uất.
Để tránh căn bệnh trầm uất, chúng ta nên bảo đảm chế độ nghỉ ngơi thích hợp, không nên làm việc quá sức, nên cởi mở với mọi người. Như vậy mới khiến thần kinh của con người mãi mãi khoẻ mạnh.