Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương” potx (Trang 78 - 95)

nghiệp tại NHCTChi nhánh Chương Dương 2.3.1. Những thành công đạt được

Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được triển khai tại NHCT chi nhánh Chương Dương từ năm 2005, cho đến nay đã là năm thứ 6 thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp thay cho công tác phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn và đã qua một lần sửa đổi. Từ khi đi vào áp dụng chấm điểm tín dụng cho tới nay, NHCT đã đạt được những thành công như sau:

- Thứ nhất: Trước đây, NHCT sử dụng quy trình chấm điểm với 7 bước như quy định của NHNN, hiện nay NHCT đã đưa vào sử dụng quy trình 12 bước do NHCTVN xây dựng trên cơ sở quy trình cơ bản của NHNN và có thêm bước kiểm tra rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp do cán bộ Phòng Quản lý rủi ro thực hiện. Với quy trình 12 bước này, NHCT đã thực sự nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, hạn chế được rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng. Quy trình 12 bước này được áp dụng đồng bộ trong toàn hệ thống các chi nhánh của NHCTVN.

- Thứ hai: Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được định kỳ thực hiện vào quý I hàng năm, ngay sau khi nhận được báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó Ngân hàng có thể cập nhật thông tin nhằm quản lý vốn

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 79

tín dụng sau khi cấp cho khách hàng. Hoạt động chấm điểm tín dụng định kỳ như vậy sẽ giúp ngân hàng xác định lại được mức độ rủi ro của từng món vay, từ đó đưa ra những phương thức quản lý món vay tốt nhất: tiếp tục cấp tín dụng hay ngừng cấp tín dụng, xiết nợ…. Không những vậy, xếp hạng doanh nghiệp định kỳ còn giúp ngân hàng phân loại nợ kịp thời hợp lý để có mức độ trích lập dự phòng, phòng tránh rủi ro hợp lý chống sốc cho ngân hàng trong trường hợp gặp rủi ro không thu được nợ đúng hạn.

- Thứ ba: Nguồn thông tin phục vụ cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của NHCTVN được thu thập khá đa dạng và đầy đủ, từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin từ phía khách hàng, thông tin lưu trữ tại phòng thông tin kinh tế - tài chính của ngân hàng, thông tin từ cơ quan quản lý, từ các phương tiện truyền thông…. Hiện nay, NHCTVN triển khai thành công hệ thống INCAS trên toàn hệ thống. Hệ thống này không những thực hiện hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán mà còn góp phần quản lý lưu trữ thông tin về khách hàng tập trung, thường xuyên được cập nhật.

- Thứ bốn: Chi nhánh Chương Dương NHCTVN hiện nay thực hiện chấm điểm theo 11 chỉ số tài chính và 5 tiêu chí phi tài chính thống nhất với toàn hệ thống NHCTVN hiện nay. Các chỉ số tài chính thuộc 4 nhóm:

- Chỉ tiêu thanh khoản: đánh giá khả năng trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp - Chỉ tiêu hoạt động: phản ánh tốc độ vòng quay vốn sản xuất của doanh nghiệp - Chỉ tiêu cân nợ: cho biết mức độ đảm bảo khoản cho vay bằng VCSH - Chỉ tiêu thu nhập: cho biết hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó Về cơ bản 4 nhóm chỉ số trên đã giúp ngân hàng có thể đánh giá tổng thể về doanh nghiệp xin vay vốn.

Ngân hàng căn cứ vào các chỉ tiêu trên để quyết định có cấp vốn cho vay cho khách hàng không, mức vốn cần thiết là bao nhiêu, thời điểm giải ngân hợp lý và kỳ hạn trả nợ gốc lãi sao cho phù hợp nhất.

Chấm điểm phi tài chính theo 5 tiêu chí: - Lưu chuyển tiền tệ

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý

- Tình hình uy tín giao dịch với ngân hàng

- Môi trường kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 80

Trong đó, tiêu chí lưu chuyển tiền tệ là vô cùng quan trọng. Đây là một bước tiến quan trọng trong công tác đánh giá khách hàng. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn rất ít doanh nghiệp có báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì vậy thực hiện chấm điểm theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp thúc đẩy doanh nghiệp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, rất có ích trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đây cũng là một tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng rất hữu hiệu. Giúp ngân hàng dự đoán chu kỳ thu chi của doanh nghiệp, từ đó xác định chu kỳ trả nợ sao cho hợp lý nhất

Trong một nền kinh tế tiên tiến và hội nhập thì bản thân ngân hàng, bản thân doanh nghiệp không thể phát triển mà không có mối liên hệ với môi trường kinh doanh quanh mình. Tiêu chí đánh giá về môi trường hoạt động kinh doanh cho NHCT có cái nhìn bao quát về cả thị trường và xu hướng phát triển kinh tế, có như vậy những đánh giá về doanh nghiệp mới có hệ quy chiếu để xem xu hướng phát triển của doanh nghiệp có phù hợp với toàn ngành hay không. Đây là một phương pháp đánh giá hiện đại mà các nước phát triển trên thế giới rất coi trọng.

- Thứ năm: Sau khi chấm điểm và phân loại khách hàng, NHCT chi nhánh Chương Dương đưa ra chính sách khách hàng phù hợp với từng thứ hạng khách hàng đã được phân loại. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm, đánh giá mức độ rủi ro theo từng thứ hạng khác hàng, đưa ra một chính sách khách hàng hợp lý là một biện pháp vô cùng hữu ích để quản lý khách hàng, hạn chế rủi ro và từ đó cũng có chính sách khuyến khích và giữ chân những khách hàng tốt cho ngân hàng.

- Thứ sáu: Việc đưa thêm bước rà soát kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp là một bước đột phá, là một thành công lớn của NHCTVN, trong đó có NHCT chi nhánh Chương Dương. Một hạn chế lớn của hệ thống các NHTMVN hiện nay là đa số các ngân hàng có chấm điểm xếp hạng rồi sau đó không rà soát lại kết quả chấm điểm nữa, như vậy khó tránh khỏi những sai lầm mang tính chủ quan trong quá trình chấm điểm. NHCTVN thực hiện bước rà soát kết quả chấm điểm tín dụng này, đã khắc phục được hạn chế đó, hạn chế được những sai lầm mang tính chất chủ quan của CBCĐTD trong quá trình chấm điểm, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời và có phán quyết tín dụng chính xác.

Thành công của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của NHCT chi nhánh Chương Dương được thể hiện rõ rệt trên kết quả dư nợ quá hạn của chi nhánh. Dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh phần lớn chất lượng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, từ khi áp dụng công tác

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 81

chấm điểm tín dụng và xếp hàng doanh nghiệp NHCT chi nhánh Chương Dương phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu rất ít.

DƯ NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCT CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Đơn vị:TriệuVNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối

Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 2,818,634 2,984,572 4,265,613 165,938 5.9% 1,281,041 30.0% Nợ loại I 2,789,655 2,968,098 4,249,092 178,443 6.4% 1,280,994 30.15% Nợ loại II 28,979 16,473 16,521 (12,506) (43.2%) 48 0.3% Nợ loại III 0 0 0 0 0 Nợ loại IV 0 0 0 0 0 Nợ loại V 105 0 0 (105) (100%) 0

Nguồn: phòng QLRR NHCT Chi nhánh Chương Dương

Nhìn vào bảng trên có thể thấy dư nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của NHCT chi nhánh Chương Dương: năm 2007 tỷ trọng này là 1% và giảm dần năm 2008 là 0.55% và năm 2009 chỉ còn 0.38%. Đặc biệt đến năm 2008 và 2009 thì NHCT chi nhánh Chương Dương không còn nợ xấu. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ chứng tỏ hiệu quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của NHCT chi nhánh Chương Dương.

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân:

 Hạn chế:

Một cách tổng thể, công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp của NHCT chi nhánh Chương Dương rất chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, những vấn đề thực tế gặp phải lại gây ra một số khó khăn và hạn chế cho việc thực hiện và hoàn thiện công tác chấm điểm này:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 82

Mục tiêu đặt ra của NHCT chi nhánh Chương Dương là thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng tuy nhiên quá trình thu thập thông tin còn nhiều khó khăn và thông tin thu thập đôi khi chưa được đầy đủ: trong bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp còn thiếu những báo cáo tài chính được kiểm toán một cách chính xác, kịp thời, có nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về các chỉ tiêu phi tài chính, đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ; sự chia sẻ thông tin giữa các NHTM ngoài hệ thống còn hạn chế do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và sự liên kết vẫn còn lỏng lẻo; nguồn thông tin từ phía NHNN, cơ quan thuế…còn hạn chế.

- Thứ hai: quá trình chấm điểm tín dụng có nhiều bước mà chủ yếu là do CBCĐTD tự thực hiện, nên khó tránh khỏi rủi ro nghiệp vụ. CBCĐTD phải thực hiện quá nhiều công việc, đôi khi rất vội vàng, không có nhiều thời gian thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng dẫn đến thông tin sơ sài, trong quá trình tính toán và chấm điểm doanh nghiệp với việc phân tích một khối lượng thông tin lớn như vậy rất dễ xảy ra sai sót. Để khắc phục hạn chế này, ở NHCT chi nhánh Chương Dương cũng có bước rà soát sau chấm điểm nhưng tất cả đều do cán bộ thực hiện nên có thể vẫn xảy ra sai sót hoặc xảy ra rủi ro đạo đức.

- Thứ ba: Bảng chấm điểm theo quy chuẩn của NHCT thường chỉ có thể áp dụng đầy đủ với các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Vì thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đầy đủ các báo cáo, thông tin tài chính chưa đủ độ tin cậy và ít được cập nhật. Ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc chấm điểm và xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ này.

- Thứ tư: việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện định kỳ vào quý I hàng năm là một hạn chế vì có những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, tình hình sản xuất kinh doanh biến động bất thường thì cần kiểm soát thường xuyên và đột xuất.

- Thứ năm: Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được CBCĐTD lập theo mẫu còn sơ sài ngắn gọn chỉ là đánh giá tổng quát mà không có đi kèm với những giải thích cụ thể mang tính lý giải và đánh giá, người ra quyết định không phải người trực tiếp tiến hành chấm điểm tín dụng nếu chỉ căn cứ vào những đánh giá một cách khái quát thì khó có điều kiện xem xét đánh gía lại toàn bộ từ đó có thể đi đến quyết định không chính xác gây ra rủi ro cấp tín dụng cho ngân hàng.

- Thứ sáu: NHCTVN lựa chọn 11 chỉ số tài chính để đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng các chỉ tiêu này lại chưa đáp ứng được tính độc lập:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 83

cụ thể là chỉ số (5) nhân chỉ số ( 9) thì ra chỉ số ( 10 ) như vậy khó tránh khỏi đánh giá sự ảnh hưởng bị trùng lặp dẫn đến kết quả thiếu chính xác. Các chỉ số phi tài chính thì còn trừu tượng và chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của CBCĐTD.

- Thứ bảy: NHCTVN chưa xây dựng đựợc phần mềm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp cho phép cập nhập dữ liệu cần thiết và tính toán ra kết quả, do vậy có thể mắc lỗi do chủ quan của CBCĐTD do vô tình hoặc cố ý.

 Nguyên nhân:

- Thứ nhất: Thông tin còn hạn chế: doanh nghiệp cung cấp thông tin không đủ, không chính xác cho ngân hàng, thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng ít vì Trung tâm thông tin tín dụng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng vài năm gần đây.

- Thứ hai: Do chính quy trình chấm điểm tín dụng của NHCT đã gây ra những hạn chế thứ hai, thứ tư và thứ năm kể trên. Việc quy định nhiệm vụ của CBCĐTD xuyên suốt quá trình chấm điểm như vậy là chưa hợp lý và rủi ro do phụ thuộc nhiều vào năng lực trình độ chuyên môn cũng như vấn đề đạo đức của CBCĐTD, quy định chấm điểm một năm một lần gây ra tình trạng chấm điểm không được cập nhật thường kịp thời và NHCT cũng nên thay đổi nội dung của tờ trình tín dụng chi tiết hơn để cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định.

- Thứ ba: xuất phát từ sự thiếu đồng bộ trong hệ thống kế toán tài chính của Việt Nam hiện nay và những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải đã gây ra những hạn chế nhất định trong việc cung cấp đầy đủ những thông tin để phù hợp với yêu cầu của mô hình chấm điểm của NHCT.

- Thứ bốn: việc nghiên cứu và lựa chọn những chỉ số nào nên được đưa vào trong mô hình chấm điểm là một công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi có sự đầu tư nghiên cứu cao nên khó tránh khỏi có những hạn chế trong mô hình của NHCT.

- Cơ sở vật chất đang trong quá trình hiện đại hóa, chưa xây dựng được phần mềm chấm điểm tự động.

2.3.3. So sánh với một số ngân hàng khác

Về cơ bản, quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại các NHTM quốc doanh là tương đối giống nhau và giống với quy trình chuẩn của NHNN đưa ra.

Đối với các NHTM cổ phần, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hàng doanh nghiệp có chút khác biệt tùy từng ngân hàng:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 84

- NHTMCP Quân Đội: chấm điểm chỉ tiêu tài chính theo 15 chỉ số, trong đó NHTMCP Quân Đội tách riêng ảnh hưởng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. NHTMCP Quân Đội phân loại doanh nghiệp từ loại AAA đến loại D ( nhiều hơn số cấp độ phân loại ở NHCT một cấp độ là loại D )

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam dùng phần mềm Stara để tìm ra xác suất nợ quá hạn tương ứng với các chỉ số thành phần của chỉ tiêu định lượng và sử dụng phương pháp chuyên gia để chấm điểm các chỉ tiêu định tính.

Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia ngân hàng thì với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, bảng chấm điểm tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng đơn giản thì mới chính xác.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoài Phương

SV: Lê Thị Phương Thúy Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C 85

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương” potx (Trang 78 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)