Chọn chiến lược rút lui trước

Một phần của tài liệu Rich dad poor dad (Trang 44 - 50)

Tôi thường được hỏi: “Làm thế nào tôi bắt đầu đầu tư?” hay “Tôi nên đầu tư vào cái gì?”. Câu trả lời bằng một câu hỏi khác: “Chiếc lược rút lui của bạn là gì?”. Và thỉnh thoảng, câu hỏi thứ hai là: “Bạn muốn rút lui khi bao nhiêu tuổi?” Người cha giàu của ôi thường lặp lại nhiều lần: “Một nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn luôn có một chiếc lược rúi lui trước khi họ đầu tư”. Có một chiến lược rút lui là quy tắc đầu tư cơ bản. Đó là vì sao người cha giàu nói: “ Luôn luôn bắt đầu ở nơi kết thúc trước khi con bắt đầu.” Nói cách khác, trước khi bạn đầu tư, trước tiên bạn cần biết như thế nào, khi nào, ở đâu và bao nhiêu tiền khi bạn rúi lui. Ví dụ, nếu ai đó nói với bạn: “Điều đầu tiên bạn nên lảm trước khi bạn lên kế hoạch du lịch là gì?” Câu trả lời sẽ là: “Ồ, bạn muốn đi đâu?”. Hay khi ai đó hỏi bạn: “Tôi nên học ngành gì?” Câu trả lời sẽ là: “Bạn muốn làm cái gì sau khi bạn tốt nghiệp?”. Điều tương tự cũng đúng với đầu tư. Trước khi quyết định đầu tư vào cái gì, trước tiên bạn cần biết bạn muốn kết thúcở đâu. Đó là lý do vì sao người cha giàu thường nói: “Biết được chiến lược rút lui là một nguyên tắc đầu tư cơ bản”. Nhiều người đầu tư vì họ nhận ra công ty họ đang làm việc hay chính phủ sẽ công lo cho họ sau khi họ không còn khả năng làm việc. Nhiều người đang đầu tư ngày nay vì sự an toàn tài chính lâu dài. Trong khi điều đó rất tốt, tôi e ngại rằng nhiều nhà đầu tư không nghĩ nhiều về một chiếc lược rút lui trước khi họ bắt đầu đầu tư.

Bạn có bao nhiêu tiền sau khi bạn ngừng làm việc?

Vài năm trước, một người đã cho tôi xem những con số thống kê từ chính phủ. Mặc dù con số này có từ vài năm trước đây, tôi không nghĩ tỷ lệ hay con số đó thay đổi nhiều. Lấy tuổi 65 làm chuẩn khi hầu hết mọi người về hưu ( hay rút lui), câu hỏi là, bạn muốn có thu nhập bao nhiêu khi không làm việc nữa? Con số điều tra của chính phủ như sau:

Ở tuổi 65, cứ 100 người thì: 36 người chết 54 người sống bằng trợ cấp của chính phủ hay gia đình 5 người buộc phải tiếp tục làm việc 4 người nghỉ ngơi thoải mái 1 người giàu Con số trên đã kiểm chứng lại câu nói của tôi rằng hầu hết mọi người dường như có một kế hoạch làm việc cực suốt đời và về hưu nghèo. Hoặc họ đã lên kế hoạch về hưu nghèo hoặc họ không chú ý về kế hoạch tài chính của mình và chiến lược rút lui. Nhìn vào con số, câu hỏi được đặt ra là, khi bạn 65 tuổi, bạn muốn hay lên kế hoạch để trở thành nhóm người nào? Người cha nghèo của tôi, mặc dù có bằng cấp cao và làm việc chăm chỉ, vẫn tiếp tục trở lại học viện và học những bằng cấp cao hơn, những cuối đời vẫn bị xếp vào nhóm mà xã hội có cả đống. Người cha giàu, mặc khác, kết thúc còn vượt xa cả những người giàu. Mặc dù cả hai bắt đầu ít nhiều gì với hai bàn tay trắng, nhưng mỗi người có những kế hoạch và chiến lược rút lui khác nhau. Mặc dù cả hai vẫn tiếp tục làm việc sau 65 tuổi, sự khác nhau là một người phải làm việc còn một người làm việc vì cảm thấy thích. Mục tiêu của chiến lược rút lui của bạn là gì? Sau khi xem con số của chính phủ, tôi thêm vào khoảng cách xa hơn cho những con số này, dựa vào trị giá đôlà của năm 2000. Lúc về hưu ở tuổi 65, thu nhập mà không phải làm việc rơi vào các nhóm sau:

Nghèo $25,000 hoặc ít hơn một năm Trung lưu $25,000 đến $100,000 một năm Dư dả $100,000 đến $1,000,000 một năm Giàu $1,000,000 hoặc nhiều hơn một năm Cực giàu $1,000,000 hoặc nhiều hơn một tháng

Một sự thật kém may mắn là chỉ một trong 100 người Mỹ đạt tới nhóm dư dả hoặc hơn khi họ ngừng làm việc. Trong các khoá học chuyên đề, tôi thường hỏi các nhà đầu tư “Các bạn muốn vào nhóm vào một khi bạn hêt làm việc?”. Nói cách khác”Mục tiêu của các bạn khi rút lui là ở nhóm nào?” Tôi thấy thú vị là hầu hết mọi người hanh phúc khi kết thúc ở nhóm trung lưu. Sau đó tôi nói: “Nếu các bạn muốn thế, cứ tiếp tục đi trên chuyến tàu chậm. Con tàu chậm sẽ đưa bạn đến đó. Con tàu chậm đi theo kế hoạch tìm một công việc ổn định, làm việc chăm chỉ, sống dưới mức trung bình, tiết kiệm và đầu tư lâu dài” Khi tôi được hỏi: “Tôi có thể tiến lên nhóm dư dả bằng con

tàu chậm không?” Câu trả lời là: “Có…bạn có thể đến đó bằng một công việc ổn định lương cao…nhưng bạn bắt đầu đầu tư sớm, sống tằn tiện, đầu tư bằng một phần lớn thu nhập, hy vọng thì trường đừng sụp đổ và sẵn sang nghỉ hưu sau 65 tuổi”. Giải thích xa hơn, tôi nói: “Có một cái giá khi sử dụng kế hoạch công việc ổn định và tằn tiện để đén với nhóm dư dả. Cái giá là rất khó để chuyển lên nhóm giàu và cực giàu bằng kế hoạch bảo thủ này”. Nếu bạn muốn về hưu ở nhóm trung lưu và dư dả, bạn không cần cuốn sách này. Có nhiều cuốn sách viết về những nhóm này hay những người có những thực tại như thế. Nhóm trung lưu và dư dả là nơi kết thúc không thể, khoảng 50% dân số không đạt được mức đó, khiến tôi hết sức lo lắng.

Hãy lên chuyến tàu nhanh

Nếu bạn bắt đầu cuộc đời bằng một số ít ỏi như tôi, và muốn về hưu sớm và giàu ở nhóm gàiu và cực giàu, bạn sẽ cần phải từ bỏ hẳn công việc ổn định và nhảy lên chuyến tàu nhanh. Để lên được chuyến tàu nhanh, một người cần phải mở rộng đầu óc, có những ý tưởng nhanh, có giáo dục về kinh doanh và đầu tư tốt hơn, và có một kế hoạch nhanh hơn. Nói cách khác, những người này sẽ cần phải hoạt động trong một nội dung và sức chứa khác về mặt tinh thần , chứ không như đa số mọi người. Những người sử dụng công việc ổn định và kế hoạch đầu tư lâu dài để đạt đến nhóm dư dả thường không có sức chứa, nội dung, và năng lực gánh vác các khắc khổ cuộc sống như tầng lớp giàu và cực giàu. Như người cha giàu thường nói: “ Con sẽ nhiều thứ khi con giàu, hơn là có nhiều tiền”. Vợ tôi , Kim và tôi quyết định thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn ở nhóm dư dả. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Một khi chúng tôi xác định mục tiêu, năm 1985, chúng tôi đã làm việc và phát triển chiến lược rút lui, kế hoạch đầu tư của chúng tôi, và sau đó chúng tôi mới xác định chiến lược đi vào. Một khi chúng tôi có chiến lược rút lui, chúng tôi biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Đối với chúng tôi, đó là đi lên chuyến tàu nhanh để xây dựng một công ty và đầu tư vào bất động sản. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải từ bỏ các ngày nghỉ cuối tuần và xem TV ít lại. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều bạn bè hay bà con sẽ hỏi bạn “Sao không đi kiếm việc làm đi?” hoặc “Sao bạn làm việc chăm chỉ thế?” Làm việc cực nhọc, công việc không đảm bảo, và đi theo một kế hoạch cứng nhọc trên con tàu nhanh. Chúng tôi đạt được mục tiêu từ các vụ đầu tư khi Kim 37 tuổi, còn tôi 47 tuổi. Mất chín năm kể từ lúc kế hoạch được viết ra cho đến khi chúng tôi thành công. Chúng tôi tạo ra một kế hoạch năm 1985 và rút lui năm 1994. Trong năm 1985, chúng tôi chọn một kế hoạch đưa chúng tôi lên nhóm dư dả thật nhanh cũng như đem lại cho chúng tôi nhiều sự giáo dục và kinh nghiệm giúp chúng tôi đủ tiêu chuẩn chuyển sang nhóm giàu và cực giàu. Mấu chốt ở đây là từ đủ tiêu chuẩn, tôi sẽ giải thích trong các chương sau. Bởi vì các vụ đầu tư của chúng tôi mang lại cho chúng tôi hơn $100,000 một năm trong thu nhập thụ động, chúng tôi có thể chuyển sang nhóm giàu đơn giản vì chúng tôi có thời gian, tiền và tiêu chuẩn cơ bản để chuyển sang nhóm kế tiếp. Chúng tôi đi từ nhóm dư dả sang nhóm giàu trong 5 năm. Bước kế tiếp là nhóm cực giàu. Nếu mọi thứ theo kế hoạch chúng tôi mất khoảng 3 năm.

Hãy lên chuyến tàu nhanh Nếu bạn bắt đầu cuộc đời bằng một số ít ỏi như tôi, và muốn về hưu sớm và giàu ở nhóm gàiu và cực giàu, bạn sẽ cần phải từ bỏ hẳn công việc ổn định và nhảy lên chuyến tàu nhanh. Để lên được chuyến tàu nhanh, một người cần phải mở rộng đầu óc, có những ý tưởng nhanh, có giáo dục về kinh doanh và đầu tư tốt hơn, và có một kế hoạch nhanh hơn. Nói cách khác, những người này sẽ cần phải hoạt động trong một nội dung và sức chứa khác về mặt tinh thần , chứ không như đa số mọi người. Những người sử dụng công việc ổn định và kế hoạch đầu tư lâu dài để đạt đến nhóm dư dả thường không có sức chứa, nội dung, và năng lực gánh vác các khắc khổ cuộc sống như tầng lớp giàu và cực giàu. Như người cha giàu thường nói: “ Con sẽ nhiều thứ khi con giàu, hơn là có nhiều tiền”. Vợ tôi , Kim và tôi quyết định thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn ở nhóm dư dả. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Một khi chúng tôi xác định mục tiêu, năm 1985, chúng tôi đã làm việc và phát triển chiến lược rút lui, kế hoạch đầu tư của chúng tôi, và sau đó chúng tôi mới xác định chiến lược đi vào. Một khi chúng tôi có chiến lược rút lui, chúng tôi biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Đối với chúng tôi, đó là đi lên chuyến tàu nhanh để xây dựng một công ty và đầu tư vào bất động sản. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải từ bỏ các ngày nghỉ cuối tuần và xem TV ít lại. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều bạn bè hay bà con sẽ hỏi bạn “Sao không đi kiếm việc làm đi?” hoặc “Sao bạn làm việc chăm chỉ thế?” Làm việc cực nhọc, công việc không đảm bảo, và đi theo một kế hoạch cứng nhọc trên con tàu nhanh. Chúng tôi đạt được mục tiêu từ các vụ

đầu tư khi Kim 37 tuổi, còn tôi 47 tuổi. Mất chín năm kể từ lúc kế hoạch được viết ra cho đến khi chúng tôi thành công. Chúng tôi tạo ra một kế hoạch năm 1985 và rút lui năm 1994. Trong năm 1985, chúng tôi chọn một kế hoạch đưa chúng tôi lên nhóm dư dả thật nhanh cũng như đem lại cho chúng tôi nhiều sự giáo dục và kinh nghiệm giúp chúng tôi đủ tiêu chuẩn chuyển sang nhóm giàu và cực giàu. Mấu chốt ở đây là từ đủ tiêu chuẩn, tôi sẽ giải thích trong các chương sau. Bởi vì các vụ đầu tư của chúng tôi mang lại cho chúng tôi hơn $100,000 một năm trong thu nhập thụ động, chúng tôi có thể chuyển sang nhóm giàu đơn giản vì chúng tôi có thời gian, tiền và tiêu chuẩn cơ bản để chuyển sang nhóm kế tiếp. Chúng tôi đi từ nhóm dư dả sang nhóm giàu trong 5 năm. Bước kế tiếp là nhóm cực giàu. Nếu mọi thứ theo kế hoạch chúng tôi mất khoảng 3 năm. 2. Hãy tạo ra một kế hoạch làm việc cho bạn

Tôi ước tính khoảng 90% dân số đi theo kế hoạch tương tự. Đó là lý do vì sao hơn 99% dân số kết thúc ở dưới mức nhóm dư dả. Có những người cố gắng đạt tới nhóm dư dả hay giàu, nhưng họ đã thất bại trong việc biến kế hoạch thành hiện thực. Tôi nhấn mạnh việc tạo một kế hoạch của chính bạn vì mỗi chúng ta có những điểm mạnh, điểm yếu, những hy vọng và mong ước khác nhau. Tôi biết tôi phải có một kế hoạch của chính tôi vì tôi không thông minh như bố tôi về mặt giáo dục hàn lâm.Tôi thông minh ở lĩnh vực khác, không phải lĩnh vực mà hệ thống giáo dục của chúng ta thừa nhận là thông minh. Một trong những bước đầu tiên trong việc tạo một kế hoạch là khám phá thiên tư bẩm sinh của bạn và quá trình nào bạn học tập tốt nhất. Trong cuốn Rich kid smart kid, Tôi viết về bảy thiên tài khác nhau và bốn cách học tập. Hệ thống giáo dục hiện tại chỉ thừa nhận duy nhất một loại thiên tư, thiên tư đó thuộc về ngôn ngữ, và đọc và viết là cách duy nhất để học. Người cha nghèo giúp tôi tìm kiếm thiên tư và cách học tập của tôi, mặc dù điều đó không được công nhận bởi tổ chức mà ông đứng đầu, Sở đào tạo của chính phủ. Ngày nay, tôi kiếm tiền không không nhờ những gì tôi học ở trường, mà bằng những gì tôi học được bằng cách làm theo kế hoạch. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ đến trường, hay không có con cái, điều đó có vẻ là một bài tập tốt cho bạn để tìm kiếm thiên tư của mình và cách học của cá nhân bạn. Nếu bạn muốn về hưu sớm và giàu, biết được thiên tư của mình và cách học là một phần quan trọng của kế hoạch.

Rời bỏ con đường Công việc ổn định

Tôi nhớ rõ ngày Larry và tôi rời khỏi công ty Xerox cuôi những năm 70. Đó là việc làm cuối cùng của tôi. 20 năm sau, một số người bạn của tôi ở Xerox bây giờ đang lo bị đào thải vì thử thách về kỹ thuật và tài chính của Xerox. Khoảng cách 20 năm đã nới rộng hơn là tiền. Đó là một khoảng cách vê thực tại, cũ và mới.

Một sự thay đổi về sức chứa

Đoạn trước không viết về chuyện vỗ lưng tôi nhưng để minh hoạ sự thay đổi về sức chứa sau 20 năm. 20 năm trước, thật thông minh khi tìm một việc làm và leo lên nấc thang liên đoàn. Tôi nhớ nhiều người không hiểu vì sao Larry và tôi bỏ một cơ hội nghề nghiệp với một công ty tuyệt vời. Sau nhiều năm, hai chúng tôi đứng đầu trong việc bán hàng, công vẫn phát triển không ngừng, tương lai chúng tôi có vẻ sáng sủa. Không những chúng tôi ra đi một cách khó hiểu vào thời kỳ kinh tế ấy, mà ý tưởng từ bỏ một công việc lương cao là điều không được chấp nhận. Điều được chấp nhận là làm việc và leo lên nấc thang liên đoàn và một ngày nào đó trở thành giám đốc hay phó giám đốc của một vùng. Khi tôi nói với những người trẻ tuổi sinh sau 1975, về thời gian tương tự chúng tôi rời Xerox, nhiều người trong số họ không muốn leo lên nấc thang liên đoàn nữa. Với nhiều người trong số họ, điều phải làm là bắt đầu một công ty của chính mình và đưa nó vào một IPO (niêm yết trên thị trường chứng khoán) và sau đó nghỉ hưu hoặc bắt đầu với một công ty khác và cổ phần hoá nó. Sự thay đổi về sức chứa sau 20 năm quả thật lớn. Tôi có những người bạn không biêt IPO là cái gì…nhưng con cái họ thì biết. Con cái họ nói về việc trở thành nhà doanh nghiệp hoặc làm việc với những người có thể cổ phần hoá công ty vì chúng muốn tiến nhanh đến giàu có. Chúng muốn tiến vào con đường nhanh hơn là bị sa lầy vào cái vòng lẩn quẩn như cha mẹ chúng…một vòng lẩn quẩn tài chính cuối cùng sẽ đưa đến một căn nhà nghèo khổ cho hàng triệu người thuộc thế hệ của tôi.

Tôi có những người bạn ghét sự thay đổi về thời trang, âm nhạc và kỹ thuật. Những người này ghét nhạc rap, không có một trang web cho công ty và vui mừng khi nhiều dot-com thất bại. Một số trong những người tương tự tiếp tục tin vao công việc ổn định, Bảo hiểm xã hội, y tế…những ý

Một phần của tài liệu Rich dad poor dad (Trang 44 - 50)