Nhận xét về kỹ thuật chọn mẫu và việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu

Một phần của tài liệu "Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán". (Trang 31 - 33)

3.1.1. Ưu điểm

• Hiện nay các phương pháp chọn mẫu được áp dụng tại các công ty kiểm toán rất đa dạng. Mỗi phương pháp chọn mẫu đều mang những đặc điểm riêng phục vụ cho từng trường hợp, từng tổng thể khác nhau. Chúng ta có bao nhiêu doanh nghiệp thì có bấy nhiêu loại hình tổ chức hoạt động, có bấy nhiêu hệ thống tổ chức hạch toán kế toán khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Đối với từng hệ thống kế toán đó, ta cần phải có những phương pháp chọn mẫu thích hợp.

• Các kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán cũng đã rất linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp chọn mẫu trong từng tình huống cụ thể. Trong quá trình kiểm tra không thể nào tránh được các tình huống khó khăn phát sinh mà những phương pháp chọn mẫu trước đó không thể giải quyết tốt được, khi đó nhờ khả năng sáng tạo và óc xét đoán của các kiểm toán viên mà các phương pháp chọn mẫu không chỉ được thực hiện riêng rẽ mà còn được kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả kỉểm tra cao nhất, hạn chế được rủi ro chọn mẫu.

• Hiện nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì các kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn bởi công nghệ thông tin mà cụ thể là các phần mềm chọn mẫu. Khi việc chọn mẫu được thực hiện bởi phần mềm sẽ tiết kiệm được chi phí và sức lao động mà các kiểm toán viên trước kia phải bỏ ra mà vẫn đảm bảo độ chính xác và hiệu quả. Với một khối lượng tài liệu lớn cần phải kiểm tra như vậy mà được sự hỗ trợ của công nghệ thì các kiểm toán viên sẽ tiết kiệm được thời gian để tập trung vào việc xét đoán và phân tích những nghiệp vụ mà theo kiểm

toán viên là chứa đựng nhiều rủi ro. Hơn thế nữa đặc biệt là với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sự hỗ trợ của phần mềm sẽ giúp cho việc thực hiện chọn mẫu diễn ra một cách khách quan hơn tránh sự thiên vị từ phía kiểm toán viên...

3.1.2. Hạn chế

• Hiện nay phần lớn các công ty kiểm toán là công ty nước ngoài vì vậy có một hạn chế nổi bật đó chính là sự thống nhất trong cách phân loại phương pháp chọn mẫu giữa chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và của các công ty dẫn đến sự không thống nhất giữa những người hành nghề kiểm toán và văn bản pháp quy hướng dẫn.

Ví dụ: Tại công ty kiểm toán Deloitte Vietnam chọn mẫu ngẫu nhiên

được xem là chọn mẫu phi thống kê nhưng trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 thì lại được xem là chọn mẫu thống kê.

• Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc chọn mẫu cũng là một ưu điểm nhưng nếu xét trên một khía cạnh khác thì nó cũng lại là một hạn chế của chọn mẫu kiểm toán bởi với sự tham gia của phần mềm, máy móc, nhiều kiểm toán viên đã không hiểu được bản chất của việc chọn mẫu nên họ chỉ quan tâm đến những nghiệp vụ mà họ cho rằng có rủi ro tiềm ẩn...nếu trong một tổng thể có số lượng đơn vị nhỏ thì sẽ rất hiệu quả nhưng đối với những tổng thể có số lượng phần tử lớn thì các kiểm toán viên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tổng hợp và phân tích.

• Nếu không hiểu rõ bản chất của phần mềm chọn mẫu, các kiểm toán viên sẽ không biết được rằng cách chọn mẫu như vậy đã đủ chưa để tiến hành thực hiện các phương pháp khác để bổ sung, bên cạnh đó cũng có những kiểm toán viên nhận thức được điều đó nhưng có thể là vì khối lượng công việc quá nhiều không thể kiểm soát được hay vì thói quen mà họ vẫn mặc nhiên sử dụng những phần mềm đó.

Ví dụ: Tại một số công ty kiểm toán có sử dụng phần mềm CMA

khiến các kết luận trong những trường hợp đó không được đảm bảo...nhưng họ vẫn thừa nhận tình trạng này và cho rằng việc sử dụng những phần mềm này là hoàn toàn yên tâm về chất lượng

• Một số kiểm toán viên đã chủ quan không thực hiện phép so sánh về tính hiệu quả mà phương pháp chọn mẫu mang lại với các phương pháp khác mà lao ngay vào áp dụng chọn mẫu trong khi kết quả thu được chưa chắc đã tốt bằng việc áp dụng những phương pháp khác.

• Mỗi cuộc kiểm toán đều bị giới hạn bởi chi phí và thời gian kiểm toán. Xét cho cùng thì các công ty kiểm toán cũng là những đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ vì vậy việc tiết kiệm chi phí cũng là một điều dễ hiểu. Và để tiết kiệm chi phí và thời gian, nhiều công ty kiểm toán đã bỏ qua không thực hiện quá trình đánh giá kết quả chọn mẫu và rủi ro chọn mẫu đã thực hiện. Đồng thời họ cũng bỏ qua luôn một số thủ tục cần thiết trong quy trình chọn mẫu kiểm toán để đảm bảo chất lượng. Điều này là rất nguy hiểm cho các công ty kiểm toán bởi họ có thể sẽ bị gặp rắc rối khi những vấn đề, những sai sót, gian lận mà các kiểm toán viên không thể phát hiện được lại bị những người sử dụng báo cáo kiểm toán phát hiện ra.

Một phần của tài liệu "Lý thuyết chọn mẫu và ứng dụng chọn mẫu trong kiểm toán". (Trang 31 - 33)