Cây công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển SX trồng trọt theo hướng SX hàng hóa ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

IV. Kết quả sản xuất trồng trọt của một số cây chủ yếu qua các năm ở nước ta

2. Cây công nghiệp

a. Cây chè

Trong 10 năm qua (1995-2005), diện tích trồng chè đã tăng gấp 2 lần, năm 1995 diện tích trồng chè 66,7 nghìn ha tăng lên đạt 87,7 nghìn ha năm 2000. Năm 2002 đạt 109,3 nghìn ha, năm 2002 là 120,8 nghìn ha đến năm 2006 đạt 112,7 nghìn ha. Tính đến thời điểm tháng 8/2007, cả nước có 630 cơ sở, nhà máy chế biến của 34 tỉnh, thành phố tham gia vào trồng chè trên diện tích 125 nghìn ha. Sản lượng năm 1995 chỉ đạt 180,9 nghìn tấn chè búp tươi, năm 2000 đạt 314,7 nghìn tấn tăng lên đạt 423,6 nghìn tấn năm 2002, tiếp tục tăng năm 2004 đạt 513,8 nghìn tấn, năm 2006 đạt 612,1 nghìn tấn chè búp tươi. Năng suất tăng 2 lần, đạt 50 tạ/ha. Diện tích nhân giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt đạt 32.5% tổng diện tích. Quỹ gien chè, kể cả trong nước và nhập nội, có gần 150 dòng. Chỉ với một thời gian ngắn, do mở rộng đầu tư, hợp tác với nước ngoài, Việt Nam đã nhập hơn 50 giống mới, trong đó có 8 giống mới được phép nhân rộng trong các dự án phát triển ở các tỉnh, thành phố góp phần năng cao năng suất, nâng cao chất lượng chè.

Đến nay, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600 doanh nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ. Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè truyền thống với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình. Thị trường chè trong nước đã trở lại ổn định sau cơn bão chè vàng diễn ra từ những tháng đầu năm 2007. Do các địa phương và ngành chức năng đã khống chế được giá chè xuất ngoại nên giá chè đã giảm xuống và giữ mức ổn định. Tính đến tháng 9/2007, giá chè búp khô và tươi đã trở lại ổn định do không có sự tranh mua, tranh bán của các tư thương xuất sang Trung Quốc. Giá chè các tỉnh không chênh lệch nhiều, và giá loại chè xanh búp khô thường được bán với giá cao gấp đôi chè đen cùng loại, với giá bán lẻ phổ biến ở mức 14.000-16.000 đ/kg đối với chè đen búp khô,

28.000-32.000 đ/kg đối với chè xanh búp khô. Còn giá các loại chè búp tươi thì không chênh lệch nhiều, mức giá bán lẻ phổ biến ở mức 2.000 đ/kg-3.000 đ/kg.

Biểu đồ 6: Diện tích và sản lượng chè Việt Nam

b. Cây cà phê

Trong những năm gần đây sản lượng cà phê đạt 31,3 nghìn tấn năm 1988 lên tới 252 nghìn tấn năm 1996. còn diện tích cà phê cũng không ngừng tăng lên từ năm 1990 đến nay. Năm 1990 chỉ có 119,3 nghìn ha đến năm 1995 đạt 186,4 nghìn ha, năm 2000 đạt 561,9 nghìn ha, năm 2001 đạt 565,3 nghìn ha cao nhất từ trước đến nay và đến năm 2004 còn 496,8 nghìn ha và giảm dần còn 488,6 nghìn ha năm 2006. Sản lượng cà phê cũng tăng rất nhanh từ năm 1990 đến nay. Năm 1990 sản lượng cà phê nhân mới chỉ đạt 92 nghìn tấn, đến năm 1995 tăng lên 218 nghìn tấn và năm 2000 đạt 802,5 nghìn tấn. Năm 2004 mặc dù diện tích trồng cà phê giảm song sản lượng cà phê năm 2004 vẫn vượt năm 2000 và đạt 836,0 nghìn tấn và tiếp tục tăng lên đạt 853,5 nghìn tấn năm 2006.

Trong 10 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 972,65 ngàn tấn, với trị giá 1,467 tỷ USD, tăng 44,58% về lượng và tăng 86,71% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

V. Những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết để phát

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về phát triển SX trồng trọt theo hướng SX hàng hóa ở nước ta hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w