V. Sử dụng hàm trong PHP
3. Các hàm do người dùng định nghĩa
a. Xây dựng hàm trong PHP
Trong PHP, chúng ta có thể tự xây dựng các hàm của mình. Trước khi sử dụng, chúng ta cần phải tiến hành cài đặt hàm.
Cú pháp cài đặt một hàm có thể được tóm tắt như sau:
function ten_ham (thamso1, thamso2, ..., thamson) {
// đoạn chương trình xử lý dữ liệu bên trong hàm return gia_tri;
}
Trong đó:
- function là từ khóa,
- ten_ham là tên hàm do chúng ta tự đặt. Tên hàm thường sử dụng các ký hiệu chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới.
- Các thamsoi là các tham số đưa vào. Các tham số khi khai báo thường ở dưới dạng các biến, còn khi sử dụng thì có thể là biến, hằng, hay một giá trị nào đó. Một hàm có thể không có hoặc có nhiều tham số.
- Giá trị gia_tri sau từ khóa return là giá trị trả về sau khi gọi hàm. Giá trị này có thể là giá trị của một biến, hay một giá trị cụ thể nào đó.
Chú ý: Chúng ta có thể sử dụng từ khóa return để trả một giá trị về cho tên hàm, nhưng cũng có thể không cần phải trả về một giá trị nào cả.
function chao() {
return "<B>Xin chào</B>"; }
Ví dụ 2:
Khi xây dựng các ứng dụng liên quan đến CSDL, ta thường phải xuất dữ liệu ra một bảng nào đó.
Một bảng trong HTML được cấu thành từ các cặp thẻ <table>, <tr>, <td> lồng vào nhau, ở mức độ nhỏ nhất của cấu trúc trên là một ô.
Một ô có thể có chứa thông tin (nằm giữa các cặp thẻ <td></td>), có thể chứa các thuộc tính định dạng (style)...
Chúng ta sẽ xây dựng một hàm để tự động sinh ra nội dung của một ô. Hàm này có 2 tham số đầu vào dạng chuỗi là nội dung và định dạng thẻ:
<?
function viet_o ($noidung,$dinhdang) { $td_tmp="<td " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</td>"; return $td_tmp; } ?> Ví dụ sử dụng hàm trên: <table> <tr> <?viet_o("STT","");?> <?viet_o("Họ tên","");?> <?viet_o("Ngày sinh","");?> </tr> <tr> <?viet_o("1","");?>
<?viet_o("Lê Nguyên Sinh","");?> <?viet_o("01/04/2006","");?> </tr> <tr> <?viet_o("2","");?> <?viet_o("Thử một tí","");?> <?viet_o("01/01/2007","");?>
</tr> </td>
Chúng ta có thể mở rộng ra các hàm khác để xử lý cột, bảng. Hãy xem xét đoạn mã sau:
<?
function viet_o ($noidung,$dinhdang) {
$td_tmp="<td " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</td>"; return $td_tmp;
}
function viet_cot ($noidung,$dinhdang) {
$td_tmp="<tr " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</tr>"; return $td_tmp;
}
function viet_bang ($noidung,$dinhdang) {
$td_tmp="<table " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</table>"; return $td_tmp;
}
// Tạo một bảng tương tự ở trên nhưng dùng các hàm vừa xây dựng
$noidung = viet_cot(viet_o("STT","") . viet_o("Họ tên","") . viet_o ("Ngày sinh",""),"");
$noidung .=viet_cot(viet_o("1","") . viet_o("Lê Nguyên Sinh","") . viet_o ("01/04/2006",""),""); $noidung .=viet_cot(viet_o("2","") . viet_o("Thử một tí","") . viet_o ("01/01/2007",""),""); $noidung = viet_bang($noidung,"");
echo $noidung; ?>
Đoạn mã trên nhìn qua thì hơi dài, nhưng khi bạn xử lý với số lượng dữ liệu lớn thì chương trình sẽ trở nên ngắn gọn hơn nhiều, đặc biệt là trong trường hợp dùng vòng lặp để duyệt qua các hàng của một bảng dữ liệu.
b. Các tham số mặc định và các tham số tùy chọn
Khi đưa các tham số vào hàm, chúng ta có thể thiết lập các tham số mặc định. Các tham số này được đặt giá trị ngay khi xây dựng hàm.
function viet_o ($noidung, $dinhdang="") {
$td_tmp="<td " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</td>"; return $td_tmp;
}
Nếu các tham số mặc định được đặt hết ở bên phải của danh sách tham số, khi triệu gọi hàm, chúng ta có thể bỏ qua các tham số mặc định này. Tuy nhiên, nếu các tham số nằm giữa hay bên phải thì chúng ta không được phép bỏ qua. Trong trường hợp các tham số mặc định được đặt ở bên trái, chúng ta có thể coi chúng như là các tham số tùy chọn.
Với ví dụ trên, ta có thể gọi hàm viet_o theo một trong hai cách sau: viet_o("Thử một tí","");
họăc
viet_o("Thử hai tí");//Trường hợp này tham số tùy chọn là tham số mặc định được đặt là rỗng ở phía bên phải của danh sách tham số.
c. Phạm vi hoạt động của các biến trong và ngoài hàm
Chú ý rằng khi ta sử dụng các biến bên trong hàm, mặc định, các biến đó được coi là biến cục bộ của hàm, chứ không phải là biến toàn cục của chương trình.
Để thiết lập hoặc lấy giá trị của các biến toàn cục, chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây:
Cách 1: Dùng khai báo GLOBAL để khai báo các biến toàn cục Cách 2: Sử dụng mảng $GLOBALS["tên_biến_toàn_cục"]. Ví dụ: <? $x=1; $y=3; function cong () { return $x+$y; } ?>
Khi ta gọi hàm cong() ở trên sẽ cho ra kết quả bằng 0 (vì $x và $y lúc này được coi là biến cục bộ và có giá trị bằng 0.
Để chương trình chạy đúng, ta phải làm như sau: Cách 1: <? $x=1; $y=3; function cong () { GLOBAL $x, $y return $x+$y; } ?> Cách 2: <? $x=1; $y=3; function cong () { return $GLOBALS["x"]+$GLOBALS["y"]; } ?> Bài tập:
Viết một hàm đơn giản để giải phương trình bậc nhất 1 ẩn số với hai tham số đầu vào là a và b, hàm trả về kết quả của phương trình ax+b=0.