Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông (Trang 46 - 48)

b. Các bớc thực hiện:

3.2.1 Phân tích và đánh giá định tính bài thực nghiệm.

Thông qua quá trình soạn giáo án và tiến hành làm thực nghiệm cho thấy:

* Về nội dung:

- Hai giáo án tiến hành dạy cùng một bài. - Nội dung chính dựa trên sách giáo khoa.

* Mục tiêu và cách sử dụng phơng tiện trực quan:

- Mục tiêu: Cả hai giáo án chung một mục tiêu là học sinh phải hiểu và nắm chắc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ li hợp.

- Cách sử dụng phơng tiện trực quan:

+ Giáo án đối chứng dùng phơng tiện trực quan nh một phơng tiện để minh họa; tức là chủ yếu là giáo viên giảng bài và giải thích cho học sinh.

+ Giáo án thực nghiệm dùng phơng tiện trực quan nh một nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi bộ phận; tức là hoạt động của học sinh là chính còn giáo viên chỉ là ngời hớng dẫn, định hớng cho học sinh. Học sinh phải làm việc, suy nghĩ, thảo luận nhiều hơn.

Đối với giáo án thực nghiệm việc tổ chức cho học sinh tìm tòi phơng tiện trực quan đợc tiến hành:

+ Giáo viên sử dụng một tranh câm (tranh giáo khoa bỏ hết các thuyết minh) sau đó cho học sinh tự quan sát.

+ Cho học sinh đối chiếu sơ đồ cấu tạo với sơ đồ nguyên lý để học sinh có thể đa ra kết luận dới sự hớng dẫn của giáo viên.

+ Học sinh quan sát, nhận biết các bộ phận trên mô hình, nhận biết các chi tiết thật.

+ Học sinh tự thao tác trên mô hình để tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Khi dạy học sinh theo phơng pháp thực nghiệm sẽ gặp phải một số khó khăn:

+ Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài dạy.

+ Mất nhiều thời gian để học sinh quan sát, tìm tòi và thảo luận. + Học sinh có thể hỏi nhiều vấn đề có liên quan đến bài học vì vậy giáo viên phải đọc thêm nhiều tài liệu, nghiên cứu kĩ phơng tiện trực quan để luôn ở thế chủ động.

Nhận xét:

Qua bài thực nghiệm với hai tiết dạy em thấy:

- Giờ học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm tòi, suy nghĩ và thảo luận.

- Học sinh tự lĩnh hội kiến thức thông qua các phơng tiện trực quan, biết vận dụng kiến thức, năng lực của bản thân trong học tập. Khả năng nhận thức của học sinh nhanh hơn.

Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:

- Phơng pháp dạy học tốn nhiều thời gian và công sức.

- Thời gian dành cho hoạt động quan sát, tìm hiểu của học sinh tốn nhiều.

- Không phải lúc nào cũng sử dụng đợc trực quan.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học trực quan trong dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 phổ thông (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w