I. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ
2. Chức năng nhiệm vụ, mục đích kinh doanh
thiết bị xăng dầu Petrolimex
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty được quy định với quyết định thành lập Công ty. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế của Nhà nước
thì chức năng, nhiệm vụ của Công ty có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cơ chế trong từng thời kỳ.
2.1 Chức năng:
Tháng 3/1993 Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đã được đăng ký lại theo quyết định số 388/TTG của Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch là PETROLIMEX SPEMACO. Chức năng chính của Công ty là: Chuyên kinh doanh các loại mặt hàng vật tư thiết bị chuyên dùng phục vụ cho ngành xăng dầu, đáp ứng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời mặt hàng vật tư thiết bị chuyên dung xăng dầu cho mọi nhu cầu cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh những mặt hàng không phải là vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước cho phép kinh doanh.
2.2 Nhiệm vụ.
a) Điều tra xác định và tổng hợp các nhu cầu về vật tư, thiết bị chuyên dùng xăng dầu trong phạm vi cả nước.
b) Đáp ứng đầy đủ đồng bộ và kịp thời mọi nhu cầu về vật tư thiết bị chuyên dung xăng dầu trong phạm vi cả nước.
Ngoài việc kinh doanh các mặt hàng chính là vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu còn phải đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh như làm đại lý xăng dầu, đại lý gas cho Công ty, bảo quản vật tư hàng hoá, giảm hao hụt, chống mất mát, bảo vệ an toàn, bến bãi, nhà xưởng, phương tiện.
ứng dụng khoa học-kỹ thuật tiên tiến vào việc quản lý vật tư hàng hoá và sản xuất ra các sản phẩm mới, tổ chức tốt các loại dịch vụ và các hoạt động sản xuất phụ nhằm phục vụ cho kinh doanh tổng hợp. Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước về chính trị-xã hội.
2.3 Mục đích kinh doanh của Công ty
Mục đích kinh doanh chủ yếu của Công ty là đáp ứng tốt các nhu cầu về vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu của nề kinh tế quốc dân, an ninh
quốc phòng và đời sống nhân dân, góp phần ổn định thị trường, tận dụng năng lực sẵn có để phát triển sản xuất, nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị, tạo thêm việc làm cho doanh nghiệp và nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng.
1.1 Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát HỘI ĐỒNG TRỊ Ban giám đốc Phòng t i chính kà ế toán Phòng nhân sự h nh chínhà Phòng kinh doanh Các cửa h ng và ật tư thiết bị xăng dầu Xí nghiệp cơ khí và vật tư xăng dầu Chi nhánh Phòng tổng hợp Nh máy à thiết bị Đội xây lắp công trình Xưởng cơ khí
3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng cấp tổ chức a) Đại hội đồng cổ đông
Vì Công ty là Công ty cổ phần nên cấp tổ chức cao nhất là đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi công việc của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát.
b) Ban kiểm soát: Thực hiện chức năng thanh tra, giám sát hoạt động của Công ty. Những thành viên ưu tú, có năng lực về chuyên môn được đại hội đồng cổ đông bầu vào hội đồng quản trị.
c) Hội đồng quản trị: Các thành viên của hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, các phó giám đốc.
d) Ban giám đốc
- Giám đốc là người đứng đầu Công ty do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm giám đốc tổ chức chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi nghĩa vụ, quyền hạn của Công ty trước pháp luật và trước các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể:
+ Chỉ đạo khâu thu mua tạo nguồn vật tư hàng hoá. + Chỉ đạo công tác tiêu thụ vật tư thiết bị.
+ Chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh tổng hợp, tài chính kế toán, tiền lương, xây dựng cơ bản.
+ Chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức cán bộ và đào tạo.
- Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, có 02 phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được giám đốc phân công chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình được giao. Cụ thể:
+ Phụ trách công tác vận chuyển vật tư hàng hoá, quản lý kho tàng, vật tư nội bộ xây dựng cơ bản.
+ Phụ trách công tác thi đua, hành chính đời sống.
+ Bảo vệ thanh tra quân sự và các hoạt động nội chính khác của Công ty.
e) Các phòng chức năng: gồm 03 phòng: Phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng tài chính- kế toán.
Mỗi một phòng có chức năng và nhệm vụ riêng. Cụ thể như sau:
- Phòng nhân sự hành chính:
Có chức năng tham mưu giúp giám đốc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của công ty, đề xuất các phương án lựa chọn và bố trí cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước về tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo cán bộ công nhân viên chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Trực tiếp quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức thuộc Công ty, đảm nhiệm các công việc về hành chính quản trị, tiếp khách.
- Phòng kinh doanh:
Có chức năng tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo quản lý, diều hành hoạt động kinh doanh các mặt hàng trên thị trường toàn quốc.
Tham mưu cho ban giám đốc trong các phương hướng kinh doanh, đảm bảo an toàn trong kinh doanh và có lãi.
Tổng hợp các kế hoạch (tài chính, lao động tiền lương, xây dựng cơ bản, bảo quản các thiết bị chuyên dùng...), trực tiếp thiết lập kế hoạch lưu chuyển vật tư hàng hoá, kế hoạch sản xuất dịch vụ, kế hoạch xuất nhập khẩu những mặt hàng trong phạm vi kinh doanh.
Tổng hợp các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác theo tháng quý năm rồi báo cáo cho giám đốc.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng như vận chuyển hàng hoá đến tận nơi người tiêu dùng, bảo quản hàng hoá, hướng dẫn sử dụng và làm tốt công tác dịch vụ sau tiêu thụ.
Ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng lắp đặt các trạm cấp phát xăng dầu và sửa chữa các thiết bị, phương tiện.
- Phòng tài chính- kế toán:
Tham mưu giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác tài chính, kế toán, thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán theo đúng quy định của nhà nước, quản lý chặt chẽ tài sản và tiền vốn, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của toàn ngành.
f) Các đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp cơ khí và xây lắp xăng dầu
Xí Nghiệp cơ khí chuyên dùng xăng dầu được thành lập ngày 8/3/1997 theo quyết định 174/XDQĐ của Tổng giám đốc Công ty xăng dầu Việt Nam. Mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp cơ khí và xây lắp xăng dầu được xác định là: Sản xuất, sửa chữa các loại vật tư thiết bị, phương tiện chuyên dùng xăng dầu phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của toàn Công ty xăng dầu Việt Nam và nhu cầu hàng cơ khí của xã hội. Định hướng mục tiêu nhiệm vụ sản xuất cụ thể được chia làm 5 nhóm chính.
- Sản xuất và sửa chữa lắp đặt các thiết bị đồng bộ phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của ngành xăng dầu, các tổ bơm cố định, cột xuất cố định trong kho, cột xuất lẻ cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bếp gas dân dụng, lò gas công nghiệp.
- Sản xuất và lắp đặt bồn bể cố định, xitéc lắp trên xe vận tải cho nhu cầu tồn chứa, vận chuyển nhiên liệu và các sản phẩm dầu.
- Sản xuất các loại phụ kiện, vật tư thông dùng: kích cút, bình lọc, van thở, họng xuất nhập, lỗ đo dầu, bình tạo bọt chữa cháy.
- Sản xuất cấu kiện cơ khí thông dụng: khung nhà công nghiệp, ống khói, xi lô.
- Liên doanh liên kết sản phẩm sản xuất công nghệ cao: chai gas, chai khí công nghiệp, các loại van, thiết bị đo lường...
- Các kho bãi
Công ty có 2 điểm kho chính là kho Cổ Loa (Đông Anh) và Thanh Liệt, các kho này có nhiệm vụ chính sau:
- Xuất khẩu vật tư hàng hoá theo kế hoạch của công ty.
- Thực hiện bảo quản, bảo vệ an toàn vật tư hàng hoá thiết bị theo quy định của công ty.
- Các cửa hàng
Công ty hiện nay gồm có 3 cửa hàng với nhiệm vụ là thực hiện nghiệp vụ tiêu thụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, giới thiệu vật tư hàng hoá kinh doanh của Công ty.
Các phòng nghiệp vụ, cơ sở trực thuộc Công ty đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng do ban Giám đốc Công ty quy định do vậy phải có sự phối hợp liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động và phải chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về công việc của mình. Nhất là các bộ phận nằm trong bộ máy tiêu thụ như phòng kinh doanh và các cửa hàng.
- Chi nhánh: Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex hiện có 1 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận xét: Hệ thống tổ chức thông tin luôn gắn liền với cơ cấu tổ chức của
công ty, do đó các phòng có chức năng, nhiệm vụ riêng thì cũng có cách thu thập thông tin riêng, để đảm bảo tính bí mật của thông tin .
Ví dụ: Phòng hành chính-nhân sự có số lượng công nhân trong Công ty
4. Đặc điểm hoạt động của Công ty
- Mặt hàng kinh doanh: Công ty kinh doanh mặt hàng cột bơm xăng dầu, vải thuỷ tinh, ống cao su chịu xăng, van xăng dầu, bể chứa xăng là chủ
yếu, bên cạnh đó còn có kinh doanh các sản phẩm cơ khí, và các thiết bị chuyên dùng xăng dầu.
- Đặc điểm của ngành hàng này: vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế của quốc dân và an ninh quốc phòng, mọi biến động của thị trường sẽ gây tác động có tính chất dây chuyền.
5. Nhân lực và các phương tiện vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. doanh của Công ty.
a) Lao động:
Số lượng lao động hiện nay của Công ty là 127 người, trình độ đại học và trên đại học chiếm 49,3 %, trung học chuyên nghiệp chiếm 17,7% và công nhân kỹ thuật chiếm 33%. Công ty luôn bố trí, sắp xếp lao động hợp lý, từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý bằng cách tổ chức lại lao động ở các khâu, giảm biên chế, thực hiện chế độ khoán tiền lương tại các cửa hàng, tổ chức đào tạo cán bộ trong công tác tiếp thị và công nhân kỹ thuật xăng dầu.
Hiện nay, Công ty đã có một lực lượng lao động trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty có cơ sở vật chất lớn, tạo thành một hệ thống kết cấu hạ tầng cho kinh doanh, được bố trí ở các trung tâm kinh tế, vùng tiêu thụ như ở Giảng võ, Ngọc Khánh, Yên Viên Gia Lâm, khu công nghiệp Sài Đồng v.v...Hệ thống các cửa hàng bán lẻ được trang bị các phương tiện hiện đại của Nhật, Tiệp, Italia đảm bảo đúng, đủ chất lượng hàng hoá kinh doanh.
c) Tiền vốn:
Trên cơ sở vốn của Công ty với mục tiêu tập trung tiềm lực về vốn tại Công ty nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh và đầu tư, Công ty
đã rà xét và nhiều lần xác định lại mức sử dụng vốn trong từng giai đoạn, tránh ứ đọng vốn, tăng năng suất sử dụng vốn.
II. Xác định hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. của công ty.
1. Chọn chỉ tiêu phân tích: Theo em nên chọn chỉ tiêu phân tích là GO, VA, DT, LN. Vì đây là những chỉ tiêu rất quan trọng, tổng hợp của hệ thống chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Xác định (tính toán) các chỉ tiêu:2.1 Giá trị sản xuất (GO). 2.1 Giá trị sản xuất (GO).
Giá trị sản xuất của công ty là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong thời kỳ (thường là một năm)
Nguồn thông tin: Các cán bộ thống kê của doanh nghiệp thu thập thông tin Nguồn số liệu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Giá trị sản xuất của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Từ năm 1998- 2002.
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1998 1999 2000 2001 2002
GO 2556 3208 4198 5633 8485
Bảng 2: Cơ cấu tuyệt đối các chỉ tiêu trong GO
Đơn vị: triệu đồng Năm CT 1998 1999 2000 2001 2002 V 1431 1684,8 1649,56 1544,93 1698,75 M 795 1043,36 1626,12 2004,7 4011,6 C 366 480 922 2078 2575 Tổng 2556 3208 4198 5633 8485
Bảng 2 ,: Cơ cấu tương đối các chỉ tiêu trong GO
CT V 55,99 52,52 39,29 27,42 20,02 M 29,69 32,52 38,75 35,69 49,36 C 14,32 14,96 21,96 36,89 30,35 Tổng(%) 100 100 100 100 100
2.2 Giá trị tăng thêm (VA).
Giá trị tăng thêm của Công ty thiết bị xăng dầu là kết quả sản xuất mới tạo thêm trong từng thời kỳ, là một bộ phận còn lại của GO sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
Giá trị tăng thêm được tính theo giá hiện hành hay giá so sánh. Có 2 phương pháp tính: Đó là phương pháp phân phối và sản xuất
2.2.1 Phương pháp sản xuất
Giá trị tăng thêm = tổng giá trị sản xuất- chi phí trung gian
(VA) (GO) (IC)
∑pr = ∑pq - ∑pm
( C1 + V + m) (C+V+m) (C2)
Bảng 3: Giá trị tăng thêm (VA) trong các năm gần đây Năm
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002
1 Giá trị sản xuất
(GO) đv: trđ 2556 3208 4198 5633 8485
2 Chi phí trung gian
(IC) Đv: trđ 366 480 922 2078 2575
3 Giá trị tăng thêm (VA)
(Triệu đồng)
2.2.2 Xác đinh giá trị tăng thêm theo phương pháp phân phối:
Xét theo yếu tố giá trị tăng thêm - Thu nhập lần đầu người lao động.
- Thu nhập lần đâu của doanh nghiệp (lãi gộp của doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định để lại doanh nghiệp)
- Khấu hao tài sản cố định Công thức tính:
(VA) (V) (m1) (m2) Trong đó:
Thu nhập người lao động: Tiền lương, tiền công.
Thu nhập của doanh nghiệp gồm lợi nhuận còn lại của doanh và khấu hao tài sản cố định để lại doanh nghiệp.
Thu nhập của nhà nước: gồm thuế gián thu + khấu hao TSCĐ nộp ngân sách.
Bảng 4: Tính VA trong các năm gần đây:
Đơn vị: triệu đồng Năm
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 1 Thu nhập của người
LĐ 1431 1684,8 1649,56 1544,93 1698,75
2 Thu nhập của xã hội 312 527,16 701,52 1045,4 1412,2 3 Thu nhập của DN (gồm cả KHTSCĐ) 447 516,2 924,6 959,3 2599,4 4 VA= (1)+(2)+(3) 2190 2728 3276 3550 5910 Giá trị gia tăng Thu nhập lần đầu của người lao động Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp Thu nhập lần đầu của nh à nước = + +
Bảng 5: Cơ cấu trong các chỉ tiêu VA Năm
Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002
Thu nhập của người
LĐ 65,34 61,76 50,35 43,52 28,74
Thu nhập của XH 14,25 19,32 21,41 29,45 23,89 Thu nhập của DN 20,41 18,92 28,24 27,03 47,37
Tổng(%) 100 100 100 100 100
2.3 Doanh thu
Đây là chỉ tiêu biểu hiện kết quả kinh doanh của công ty, doanh thu chia