CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐỆN NĂNG VÀ CÁC DẠNG TỔN THẤT ĐỆN NĂNG

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội (Trang 38 - 41)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I - CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC DẠNG TỔNTHẤT ĐIỆN NĂNG THẤT ĐIỆN NĂNG

Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá trình truyền tai và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta phân nhóm tổn thất điện năng thành nhiều loại theo những phương pháp khác nhau.

1.1. Căn cứ vào tính chất tổn thất

Tổn thất điện năng được chia thành 2 loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật ( tổn thất thương mại ).

• Tổn thất kỹ thuật: đây là loại tổn thất do các nguyên nhân kỹ thuật gây ra. Tổn thất kỹ thuật có các loại như:

- Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh . Tổn thất khi có tải ( tổn thất đồng) . Tổn thất khi không tải ( tổn thất sắt)

- Tổn thất trên đường cao thế ( tổn thất vầng quang) - Tổn thất cách điện ( đặc biệt đối với cáp ngầm ) - Tổn thất do hạ thế

- Tổn thất trên đường dây - Các tổn thất khác

• Tổn thất phi kỹ thuật hay tổn thất thương mại do các nguyên nhân quản lý gây ra. Tổn thất thương mại gồm các loại như:

- Tổn thất do hành động ăn cắp điện của khách hàng có công tơ . Dùng điện không qua công tơ

. Sửa số liệu công tơ trực tiếp . Sửa số liệu công tơ gián tiếp

- Tổn thất do khách hàng không dùng công tơ

. Khách hàng tăng trái phép nhu cầu sử dụng ngoài hợp đồng . Khách hàng cho người khác dùng chung bất hợp pháp . Mức khoán điện không chính xác

- Tổn thất do khách hàng móc nối bất hợp pháp . Móc thẳng từ lưới

. Người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép . Người tiêu dùng vẫn sử dụng điện khi hợp đồng hết hạn - Tổn thất do thiết bị đo đếm

. Công tơ bị mất- chết- cháy . Công tơ chạy chậm

. Công tơ lắp đặt không đúng

- Tổn thất do nhân viên Điện lực làm sai quy trình . Ghi chỉ số ít đi

. Không ghi chỉ số . Không ra hoá đơn

1.2 Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất

Tổn thất điện năng được phân loại ở từng khâu như sau:

• Tổn thất trong quá trình sản xuất: đây là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc thiết bị, do không phát hết công suất máy phát…

• Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở giai đoạn này ngoài tổn thất do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả.

- Tổn thất truyền tải do tính chất vật lý của dây dẫn trong quá trình truyền điện gồm: tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn thất vầng quang.

- Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: phân phối sơ cấp, biến thế phân phối, phục vụ trạm, công tư, mất cắp…

• Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện: mức độ tổn thất ở giai đoạn này tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện phụ tải của khách hàng sử dụng điện. Đó chính là mức độ hợp lý khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng kỹ thuật của các phụ tải… Tổn thất ở giai đoạn này không những chỉ gây ra thiệt hại cho người sử dụng mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên.

1.3 Căn cứ vào phạm vi tổn thất

Tổn thất điện năng có một số loại như: • Tổn thất của hệ thống điện:

Là tổn thất xuất hiện trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm các tổn thất do: phát điện, nâng hạ thế, phân phối và tổn thất mạng tiêu thụ.

• Tổn thất biến thế:

Là tổn thất do biến đổi hiệu điện thế ( nâng thế, hạ thế ) tại trạm phân phối. Tổn thất này được tính toán theo 2 loại trạm: trạm lưới và trạm phân phối.

Ngoài ra còn có tổn thất truyền tải, tổn thất phân phối .

1.4 Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng

Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với ngành điện mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trên quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở những mặt sau:

• Giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số chi phí đầu vào khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với các nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó, ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà nước cũng giảm bớt được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới. Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế quốc gia.

• Giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu sản xuất điện năng giảm xuống, vì:

Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất

Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối với các nhà máy thuỷ điện, năng lượng than đối với các nhà máy nhiệt điện. Khi mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên giảm xuống thì mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác các nguồn tài nguyên cũng được giảm xuống. Đồng thời, các ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực do hoạt động sản xuất của các nhà máy điện cũng giảm.

• Giảm tổn thất điện năng bằng cách ngăn chặn các hoạt động vi phạm sử dụng điện sẽ góp phần làm giảm chi phí khắc phục những sự cố ( chạm chập đường dây, hỏng hệ thống đo đếm ) và giảm các tai nạn về điện do các hoạt động đó gây ra.

Như vậy, việc giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với ngành điện nói riêng và với nền kinh tế quốc dân nói chung.

Một phần của tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w