Bối cảnh mới và ảnh hởng của nó tới chính sách công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 51 - 54)

đoạn từ nay đến năm 2020.

3.1. Bối cảnh mới và ảnh hởng của nó tới chính sách công nghiệp ViệtNam. Nam.

Sau hơn một thập kỷ thực hiện “đổi mới”, Việt Nam đã đạt đợc những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế. Những thành tựu đó cùng với các xu hớng quốc tế đang nổi lên đã tạo ra một bối cảnh mới cho việc

hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế - xã hội. Sau đây ta sẽ xem xét các nhân tố trong bối cảnh mới trong việc tác động tới các chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng nh các chính sách công nghiệp nói riêng.

3.1.1. Các xu hớng quốc tế.

3.1.1.1. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá

Toàn cầu hoá và khu vực hoá là xu thế khách quan ngày càng tác động mạnh, thậm chí chi phối sự phát triển kinh tế của các nớc. Xu thế này đợc thể hiện rõ thông qua quá trình tự do hoá thơng mại, đầu t và tài chính.

- Thứ nhất, thực hiện tự do hoá thơng mại có nghĩa là các quốc gia sẽ phải tuân thủ một lịch trình giảm thuế và các hàng rào phi thuế quan. Điều đó cũng có nghĩa là các doanh nghiệp trong nớc sẽ không nhận đợc những u thế từ các chính sách bảo hộ của Chính phủ. Do đó, nếu những doanh nghiệp nào không có đủ sức cạnh tranh thì không thể hoạt động trong môi trờng này. Đối với Việt Nam, việc tham gia vào AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), nộp đơn xin làm thành viên của APEC và WTO, thực hiện ký kết Hiệp định Thơng mại Việt - Mỹ thể hiện là một bớc đi dứt khoát tham gia vào quá trình tự do hoá thơng mại. Bên cạnh những thuận lợi to lớn có thể đạt đợc, Việt Nam sẽ phải đối diện với những thách thức về năng lực và thời gian để thực hiện các cam kết quốc tế. Đến thời điểm thực hiện AFTA vào năm 2006, Việt Nam phải xoá bỏ các hàng rào phi thuế (NTBs) và giảm thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng nhập khẩu xuống tới 0 - 5%. Trong một môi trờng nh vậy, rất có khả năng nhiều doanh nghiệp của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh đợc so với các doanh nghiệp của các nớc trong khu vực. Chính vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng xúc tiến những CSCN nhằm tăng cờng sức cạnh tranh cho các ngành cũng nh các doanh nghiệp của mình. Những chính sách này một mặt phải đáp ứng các yêu cầu của quá trình tự do hoá, còn mặt kia phải đảm bảo tận dụng tối đa các lợi ích mà tự do hoá đem lại. Các biện pháp tài chính và các khuyến khích nh tín dụng thơng mại, chuyển giao thông tin, công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng…là những công cụ chính sách chủ yếu,

trong khi việc sử dụng các công cụ bảo hộ sẽ phải rất hạn chế trong môi trờng tự do hoá hiện nay.

- Thứ hai, hiện nay, trong các luồng vốn quốc tế, vai trò của FDI là rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp, các ngành nói riêng. Do đó, sự cạnh tranh thu hút FDI là rất gay gắt không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các ngành trong một nền kinh tế. Những ngành nào hoạt động hiệu quả, có u thế cạnh tranh sẽ thu hút đợc nhiều FDI. Đối với Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh thu hút FDI là rất quyết liệt, nhất là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và trở thành một cực lớn thu hút FDI. Vì vậy, CSCN nhất định phải tính tới những đặc điểm đó. CSCN phải đợc định hớng trên cơ sở đảm bảo việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả cao nhất bên cạnh vẫn thu hút các luồng vốn khác.

3.1.1.2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI này, cách mạng khoa học công nghệ có những bớc nhảy vọt khó lờng. Trong những điều kiện đó, chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc cần phải đợc triển khai theo t duy mới, phù hợp với giai đoạn mới. Việc thúc đẩy những ngành công nghiệp mũi nhọn phải dựa trên cơ sở các lợi thế cũ và mới trong qua trình phát triển. Nhờ vậy, Việt Nam có thể sẽ tiếp nhận đợc những thành tựu khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tạo ra những lợi thế mới trong quá trình hội nhập quốc tế để vơn lên, đạt trình độ phát triển cao hơn trong khu vực và thế giới.

3.1.1.3. Những biến đổi môi trờng và yêu cầu phát triển bền vững toàn cầu.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trờng là vấn đề hàng đầu không chỉ ở mức độ quốc gia mà còn ở cấp độ toàn cầu. Vì vậy, các quốc gia không thể chỉ đẩy mạnh tăng trởng kinh tế, phát triển công nghiệp mà không tính các yêu cầu bảo vệ môi trờng. Nói cách khác, hiện nay chính sách phát triển kinh tế nói

chung hay CSCN nói riêng cần phải chú trọng đến phát triển bền vững hơn rất nhiều so với trớc kia. Mặc dù là một nớc cha rơi vào tình trạng nguy cấp của ô nhiễm môi trờng, bởi nguyên nhân chính là nền công nghiệp cha phát triển, nhng với mức tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam nh hiện nay khoảng 7 - 8%/ năm, nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trờng thì mức độ ô nhiễm môi trờng vào 2020 có thể gấp 4 - 5 lần mức độ hiện nay, vợt quá mức độ cho phép. Do đó, việc lựa chọn trong CSCN của Việt Nam cần cân nhắc một cách thận trọng các chi phí - lợi ích của sự can thiệp, trong đó sự trả giá cho ô nhiễm môi trờng phải đợc tính đến.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w