Trao đổi ngoại giao.

Một phần của tài liệu Tập trung vào quan hệ Việt Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 28 - 32)

Quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nhà nớc quốc gia là cơ sở pháp lý, là sự đảm bảo chính thức từ phía Chính phủ mỗi bên đối với việc thiết lập, mở rộng, củng cố, phát triển các quan hệ ở lĩnh vực khác.

Tại các diễn đàn, thể chế khu vực cũng nh toàn cầu, quan hệ ngoại giao chính trị chính thức giữa hai quốc gia là điều kiện pháp lý đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ bình đẳng của mỗi nớc trong quan hệ với nhau, cũng nh trong quan hệ với các đối tác

khác. Với chức năng khai thông, mở đờng cho các mối quan hệ khác, quan hệ ngoại giao thờng đi trớc một bớc. Thời gian qua, quan hệ ngoại giao giữa hai nớc đã đạt đợc một số kết quả chủ yếu sau đây:

Một là, việc bổ nhiệm Đại sứ đã đợc hoàn tất. Ngay sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp Đại sứ, Thủ tớng Võ Văn Kiệt đã có ngay bản tuyên bố hoan nghênh và nói phía Việt Nam sẵn sàng trao đổi Đại sứ. Đầu tháng 8-1996, Chính quyền Clinton đã quyết định bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Douglas Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam và đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua theo luật lệ Mỹ. Nhng khi đó ông Peterson là nghị sĩ đ- ơng nhiệm, do đó không đợc giữ một chức vụ của chính quyền mới lập ra và h- ởng lơng cao hơn mức lơng hiện tại của dân biểu. Những ngời chống đối đã dựa vào đó để trì hoãn việc ông Peterson điều trần trớc Quốc hội cho đến đầu năm 1997. Ngày 13 tháng 2 năm 1997, tiểu ban Châu á- Thái Bình Dơng thuộc uỷ ban đối ngoại Thợng viện Mỹ thông qua việc cử ông Peterson. Thợng nghị sĩ Bob Smith (Đảng Cộng hoà) và một số ngời ủng hộ ông ta yêu cầu Quốc hội xem lại việc bình thờng hoá quan hệ với Việt Nam từ vấn đề tù binh Mỹ trong chiến tranh. Mặc dù vậy, ngày 4 tháng 3 năm 1997, Uỷ ban đối ngoại Thợng viện Mỹ đã nhất trí thông qua việc cử Đại sứ Peterson. Ngày 10-4-1997, toàn thể Thợng viện Mỹ đã nhất trí phê chuẩn việc cử ông Peterson làm Đại sứ tại Việt Nam, chấm dứt cuộc tranh cãi làm chậm việc phê chuẩn ông Peterson 11 tháng.

Phía Việt Nam cử ông Lê Văn Bàng làm Đại sứ tại Hoa kỳ. Ngày 9-5- 1997, ông Lê Văn Bàng tới Washington trong khi cùng ngày ông Peterson tới Hà Nội. Ngày 14-5-1997, tại Nhà Trắng, ông Lê Văn Bàng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trình th uỷ nhiệm lên Tổng thống B.Clinton. Cùng ngày, tại phủ Chủ tịch, ông Peterson, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ, trình th uỷ nhiệm lên phó Chủ tịch nớc Nguyễn Thị Bình.

Có thể nói đây là một kết quả quan trọng và cao nhất về mặt ngoại giao. Nó là điều kiện cần thiết về mặt pháp lý để mở rộng các quan hệ khác cho cả hai bên.

Hai là, với việc bình thờng hoá quan hệ ngoại giao, việc tạo lập cơ sở vật chất cơ cấu, cơ cấu tổ chức bộ máy cho hoạt động của Đại sứ quán ở thủ đô mỗi nớc đã đợc tiến hành tuần tự theo từng bớc một.

Từ chỗ mở các văn phòng đại diện lúc đầu nhằm thực thi các nhiệm vụ cụ thể, nh phòng liên lạc POW/MIA của Hoa Kỳ ở Hà Nội đến việc khai trơng các văn phòng Đại sứ quán, tiếp theo là thiết lập các Lãnh sự quán. Cơ sở vật chất của đại diện ngoại giao của hai bên đã đợc thiết lập với việc khai trơng đi vào hoạt động của các Đại sứ quán ở hai thủ đô và việc mở Lãnh sự quán của Việt Nam tại San Phrăng- xít-Cô, Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh cơ sở vật chất của đại diện ngoại giao hai bên đã đợc thiết lập. Cơ cấu, bộ máy tổ chức, nhân sự của các Đại sứ quán về cơ bản đã đợc hình thành và thực thi chức năng của mình. Việc hai nớc chính thức trao đổi Đại sứ (tháng 5-1997) đánh dấu một bớc tiến mới, quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ song phơng. Sự kiện này là một mốc lớn, chứng tỏ Việt Nam và Mỹ đã thiết lập quan hệ ngoại giao hoàn toàn theo đúng chuẩn mực chung của quốc tế. Việc ông Peterson vợt qua đợc các cửa ải hành chính pháp lý phức tạp của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, trở thành Đại sứ chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ tại Hà Nội, phần nào chứng tỏ rằng trong cuộc tranh đấu nội bộ ở Chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam, lực l- ợng ủng hộ phát triển quan hệ với Việt Nam đã thắng. Do vậy, có cơ sở để tin rằng sau khi hai bên chính thức trao đổi Đại sứ, quan hệ song phơng sẽ phát triển nhanh hơn, sẽ có những bớc đi quyết định hơn. Ngay cả Tổng thống B.Clinton cũng đã hơn một lần khẳng định rằng giờ đây Hoa Kỳ cần đối xử với Việt Nam nh một quốc gia, chứ không phải coi Việt Nam chỉ là một cuộc chiến tranh nữa.

Về cơ bản, cơ cấu, tổ chức của các Đại sứ quán cũng đã đợc hình thành. Phía Hoa kỳ cũng đã có Tuỳ viên quân sự, tuỳ viên văn hoá, Đại diện thơng mại tại Việt Nam. Về phía mình, Việt Nam cũng đã thiết lập Đại diện TTXVN, Đại diện văn hoá tại sứ quán của mình ở Oasinhton. Là đại diện chính thức của chính phủ mỗi bên ở nớc sở tại, các Đại sứ là kênh chính thống để hai bên trao đổi thông tin về nhau, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phơng, để các bên thâm nhập, trực tiếp tìm hiểu nhau.Trớc khi Hoa kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cha có Đại sứ quán thì mọi vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai nớc rất khó đợc giải quyết hoặc có đợc giải quyết thì cũng đòi hỏi thời gian lâu hơn vì phải trải qua nhiều khâu trung gian phức tạp, do vậy đôi khi những thời cơ, cơ hội thuận lợi bị bỏ lỡ. Giờ đây mọi vấn đề đều nhanh chóng đợc phản ánh một cách chính thức đến Chính phủ của cả hai bên, do vậy những cơ hội thuận lợi đều đợc tận dụng triệt để.

Nhờ có Đại sứ quán, Lãnh sự quán mà việc đi lại, trao đổi các đoàn ở cấp Chính phủ cũng nh phi Chính phủ của hai nớc có nhiều thuận lợi và có cơ hội để tăng cờng. Điều này giúp cho việc mở rộng ngoại giao nhân dân, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai nớc thâm nhập, tìm hiểu thị trờng, đầu t kinh doanh buôn bán. Ngoại giao nhân dân mở rộng, tăng cờng giúp cho nhân dân hai nớc hiểu biết nhau hơn, bớt đi những nhận thức sai lầm về nhau do quá khứ chiến tranh để lại, đồng thời thúc đẩy và tạo cơ sở để Chính phủ hai nớc có những bớc đi dứt khoát, mạnh bạo hơn nhằm mở rộng, phát triển quan hệ giữa hai nhà nớc, Chính phủ.

Ba là, kể từ khi bình thờng hoá quan hệ đến nay, hai phía đã tăng cờng trao đổi các đoàn quan chức chính phủ, các nghị sĩ Quốc hội, tận dụng các cơ hội để tiếp xúc với nhau ở các diễn đàn, tổ chức khu vực cũng nh quốc tế.

Thực tế là từ khi bình thờng hoá quan hệ ngoại giao chính thức đến nay, các quan chức cấp cao, các nghị sĩ Quốc hội của Hoa Kỳ đã tới Việt Nam nhiều hơn bất kỳ nớc Đông Nam á nào khác. Tháng nào cũng có ít nhất một đoàn của Hoa Kỳ tới Việt nam. Mở đầu cho hoạt động ngoại giao chính thức của Mỹ ở Việt Nam từ khi hai nớc bình thờng hoá quan hệ là chuyến công du tới Việt Nam của Ngoại trởng W.Chirstopher (tháng8-1995). Sứ mệnh lịch sử của ông trong chuyến viếng thăm đầu tiên này là “nhân danh Tổng thống B.Clinton và nhân dân Hoa Kỳ để mở đầu một chơng mới trong quan hệ giữa hai nớc”. Ông cũng là ngời chính thức khai trơng Đại sứ quán Hoa kỳ tại Hà Nội.

Tháng 7-1996, một phái đoàn quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ do cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Athony Lake dẫn đầu tới Việt Nam. Trong đoàn còn có các nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ nh trợ lý ngoại trởng chuyên trách khu vực Châu á - Thái Bình Dơng, phó bí th báo chí Nhà trắng Đ.Giônxen, giám đốc các vấn đề Châu á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia bà Sandra Crixtop. Một trong những sứ mệnh chủ chốt của đoàn tới Việt Nam lần này là phía Hoa kỳ cùng Việt Nam kiểm điểm, đánh giá tình hình phát triển quan hệ hai nớc một năm sau khi bình thờng hoá, đồng thời từ đó xác định những công việc cần thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Đúng một năm sau, tháng 6-1997 sau chuyến thăm của ông Lake, tân Ngoại trởng Hoa Kỳ bà M.Albright đã viếng thăm Việt Nam. Chuyến viếng thăm của bà nhằm khảo sát và đánh giá quan hệ giữa hai nớc sau hai năm bình thờng

hoá. Nếu nh mục tiêu chủ yếu của các phái đoàn quan chức Chính phủ Hoa Kỳ trớc đây đến Việt Nam là để thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề POW/MIA của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, hoặc để tăng cờng, đi tới thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nớc, thì nhiệm vụ trọng tâm của bà Albright lần này là nhằm hối thúc hai phía tăng cờng phát triển quan hệ kinh tế thơng mại.Điều này đợc bà ngoại trởng nhắc tới nhiều lần ở cả bàn đàm phán với Bộ ngoại giao Việt Nam, ở các cuộc họp báo cũng nh trong các cuộc diện kiến trực tiếp với những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.Cũng là dễ hiểu bởi vì vấn đề POW/MIA là vấn đề Mỹ lấy làm điều kiện tiên quyết trớc khi bình thờng hoá thì chính bản thân phía Hoa Kỳ cũng phải công nhận sự hợp tác rất có hiệu quả của Việt Nam trong lĩnh vực này. Do vậy, giờ đây nổi lên hơn cả trong quan hệ giữa hai nớc là vấn đề hợp tác kinh tế thơng mại. Chuyến thăm của bà Albright và ông Lake chỉ là một ví dụ điển hình cho các chuyến thăm của hàng chục đoàn nghị sĩ Quốc hội , các quan chức Chính phủ, cựu chiến binh, các nhà doanh nghiệp Mỹ tới thăm Việt Nam.

Về phía Việt Nam, cũng có nhiều đoàn quan chức cao cấp của Việt Nam sang thăm Mỹ. Năm1991 là năm chứng kiến sự trao đổi ở cấp Bộ trởng giữa hai nớc khá nhộn nhịp. Bộ trởng Bộ tài chính, Bộ trởng Công nghiệp, Bộ trởng Bộ kế hoạch và đầu t, Thứ trởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trờng Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Gần đây nhất, chuyến thăm Mỹ từ 29-9 đến 2-10-1998 của phó Thủ tớng Nguyễn Mạnh Cầm là chuyến thăm chính thức Mỹ đầu tiên của một quan chức cấp cao của Việt Nam sau 3 năm bình thờng hoá quan hệ hai nớc.

Những chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa hai nớc kể trên là những tín hiệu khả quan về quan hệ Việt -Mỹ.

Một phần của tài liệu Tập trung vào quan hệ Việt Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w