III. Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN
3. Đầu tư từ nguồn vốn NSNN chưa phát huy được lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trong từng ngành, từng vùng và của nền kinh tế
và lợi thế cạnh tranh trong từng ngành, từng vùng và của nền kinh tế trong trường quốc tế
Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thủy lợi , chủ yếu là thủy lợi phục vụ cây lúa, việc xây dựng các công trình thủy lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thủy lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thủy sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thỏa đáng.
Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư ngân sách cho một số ngành và sản phẩm được bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và cơ sở hạ tầng còn thấp…Việc đầu tư phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn ít, nặng về đầu tư quốc doanh, chưa có chính sách tốt để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư phát triển ngoài nông nghiệp và nông thôn.
Mới quan tâm đầu tư “đầu vào” nhằm phát triển năng lực sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hóa, đầu tư cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, đầu tư thông tin thị trường chưa tương xứng. Mới quan tâm đầu tư theo chiều rộng, lấy số lượng làm chính, do vậy một số hàng hóa nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chủng loại, mẫu mã kém, không phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới, khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn xuất khẩu nông sản của chúng ta vẫn là sản phẩm thô.
Trong công nghiệp và các ngành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, quy hoạch phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn đến việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghệ đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các
yếu tố khách quan từ phía các đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước quá thấp kém, dù đã được ưu đãi, song tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2003 chỉ đạt khoảng 10.7%; theo đánh giá sơ bộ khoảng 23% doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ với số lỗ lũy kế lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước thấp kém do nhiều công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, năng suất, chất lượng sản phẩm không cao; nhiều sản phẩm có chi phí đầu vào cao so với định mức và so với bình quân của các nước trong khu vực. Khả năng thanh toán nợ (vốn đầu tư và vốn kinh doanh) rất hạn chế; nguồn vốn tự có rất thấp; nhiều doanh nghiệp nhà nước đi vay nhiều lần số vốn nhà nước đầu tư và vốn tự có của doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp đi vay gấp 20-30 lần số vốn của mình, có doanh nghiệp kinh doanh tới 99% bằng vốn vay, dẫn tới rủi ro cao, lãi thấp và khả năng thanh toán nợ thấp.